Nghiên cứu mức độ phát thải khí nhà kính từ đệm lót sinh học được làm từ rơm và vỏ cây keo trong chăn nuôi bò thịt

NGUYỄN THỊ HIỂN, NGUYỄN ĐỨC LƯƠNG, HOÀNG HIỆP.

Từ khóa

Khí nhà kính, đệm lót sinh học, phát thải, chăn nuôi bò, phụ phẩm nông nghiệp.

Tóm tắt

Để góp phần tìm ra hướng giảm phát thải khí nhà kính (KNK) từ chất thải chăn nuôi, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá mức độ phát thải các KNK từ đệm lót sinh học được làm từ rơm và vỏ cây keo trong chăn nuôi bò thịt. Thí nghiệm được thực hiện trên diện tích chuồng 100 m2, nuôi 20 con bò, theo dõi thí nghiệm trong 54 ngày với 6 lần lấy mẫu. Kết quả cho thấy, sự phát thải các KNK giai đoạn đầu sử dụng đệm lót chủ yếu là quá trình phân hủy hiếu khí, lượng phát thải CO2 khá lớn và đạt cực đại trong khoảng từ 21 - 32 ngày, sau đó phát thải CO2 giảm, quá trình yếm khí trở nên chiếm ưu thế. Trong 42 ngày đầu, phát thải CH4 rất thấp, chỉ từ 0,6 g/tấn đệm lót khô/ngày đến 151 g/tấn đệm lót khô/ngày; sau đó tăng lên rất mạnh ở lần lấy mẫu 54 ngày, lên tới 2,28 kg/tấn đệm lót khô/ngày và được dự đoán còn tiếp tục tăng. Phần mềm thống kê IBM SPSS (2023) cho kết quả sự phát thải CH4 tỉ lệ thuận với mật độ vi sinh vật (VSV) và nhiệt độ, trong khi tỉ lệ nghịch với độ xốp của đệm lót. Phát thải N2O đạt cực đại ở ngày thứ 32 sau đó giảm mạnh. Phát thải CH4 tăng rất nhanh sau 42 ngày sử dụng đệm lót, trong khi phát thải CO2 và N2O đều giảm. So sánh hệ số phát thải quy đổi trung bình theo 42 ngày (F42) và 54 ngày (F42) cho thấy, F42 nhỏ hơn nhiều so với F54. Như vậy, đệm lót sinh học nên được thay thế hoặc thay thế một phần sau 42 ngày sử dụng để hạn chế phát thải methane. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu H2S, NH3 và SO2 của mẫu không khí xung quanh chuồng nuôi ở các đợt lấy mẫu đều rất thấp so với giới hạn cho phép của QCVN 01-79:2011/BNNPTNT.

Ngày nhận bài

: 23/05/2024

Ngày chuyển phản biện

: 30/05/2024

Ngày thông qua phản biện

: 14/06/2024

Ngày duyệt đăng

: 19/07/2024


Đã xuất bản

30/08/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

Greenhouse gas emissions from bio-bedding in cow farming

CoAuthor

NGUYEN THI HIEN, NGUYEN DUC LUONG, HOANG HIEP.

Keywords

Greenhouse gases (GHGs), bio-bedding, emissions, cow farming, agricultural by-products.

Abstract

.Researching a way to reduce greenhouse gas (GHG) emissions from livestock waste is very important now. The study assessed of the GHG emissions from biological bedding made from straw and acacia bark in beef cattle raising. The experiment was conducted with 20 cows on a barn with 100 m2 area. The experiment time was 54 days and there were 6 sampling times. The results showed that the GHG emissions in the early stages of using bedding was mainly the aerobic decomposition process, the amount of CO2 emissions was quite large and reached a maximum in the period from 21 days to 32 days, then it decreased and the process Anaerobic became dominant. During the first 42 days, the CH4 emissions was very low, from only 0.6 grams/ton of dry bedding/day to 151 grams/ton of dry bedding/day; then increased very strongly at the 54 - day sampling up to 2.28 kg/ton of dry bedding/day and is predicted to continue to increase. IBM SPSS statistical software (2023) shows that the CH4 emission was proportional to the microbial-density and temperature while it was inversely proportional to the porosity. The N2O emissions peaked at the 32th day and then decreased sharply. CH4 emissions increased very rapidly after 42 days of using the bedding while both CO2 and N2O emissions decreased. Comparing the average converted emission factor over 42 days (F42) and 54 days (F42) showed that F42 was much smaller than F54. Thus, bio-bedding should be replaced or partially replaced after 42 used days to limit methane emissions. In addition, the H2S, NH3 and SO2 indicators of air samples around the cages in some sampling times exceeded the allowable thresholds of surrounding air environment (QCVN 05:2023/BTNMT) of the Ministry of Natural Resources and Environment but all of them were very low compared to the barn hygiene standards (QCVN 01-79:2011/BNNPTNT) of the Ministry of Agriculture and Rural Development.