Nghiên cứu cấu tạo, tính chất cơ lý và thành phần hóa học của gỗ quế (Cinnamomum cassia Blume)

NGUYỄN ĐỨC THÀNH, TRẦN VĂN VŨ, VŨ THỊ NGOAN, TẠ THỊ THANH HƯƠNG.

Từ khóa

Gỗ quế, cấu tạo gỗ, tính chất cơ lý, tinh dầu.

Tóm tắt

Cây quế (Cinnamomum cassia Blume) là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, đồng thời giúp xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, gỗ quế có nhược điểm là có tính chất cơ học, vật lý thấp, dễ bị nấm và côn trùng tấn công. Bên cạnh đó, sau khi khai thác trong gỗ vẫn tồn tại hàm lượng tinh dầu cao, điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dán dính cũng như việc trang sức sản phẩm. Nghiên cứu đã tiến hành xác định đặc tính nguyên liệu gỗ quế tại 2 cấp độ tuổi khai thác là 8 tuổi và 13 tuổi, bao gồm: Cấu tạo (thô đại, hiển vi) gỗ, một số tính chất vật lý (khối lượng riêng, độ co rút và giãn nở, độ hút nước), cơ học (độ bền uốn tĩnh, độ bền nén song song với thớ) và thành phần hóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gỗ quế 13 tuổi có tính chất tốt hơn gỗ quế 8 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt là không lớn. Tính chất vật lý và cơ học của gỗ quế ở cả 2 cấp độ tuổi này đều đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh. Tuy nhiên, hàm lượng tinh dầu chứa trong gỗ còn tương đối cao (0,15%), sẽ ảnh hưởng đến độ bền dán dính nên cần có bước nghiên cứu tiếp theo nhằm loại bỏ lượng tinh dầu này.

Ngày nhận bài

: 24/06/2024

Ngày chuyển phản biện

: 12/07/2024

Ngày thông qua phản biện

: 23/07/2024

Ngày duyệt đăng

: 31/07/2024


Đã xuất bản

15/08/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

Study on anatomical features, physico - mechanical properties and chemical compositions of Cinnamomum cassia Blume

CoAuthor

NGUYEN DUC THANH, CHAN VAN VU, VU THI NGOAN, TA THI THANH HUONG.

Keywords

Cinnamomum cassia, wood anatomy, physico - mechanical properties, essential oil.

Abstract

Cinnamomum cassia Blume is one of the plantation tree species with a high economic value, contributing to protecting nature and the ecological environment, while also contributing to the socio - economic development of many localities. However, Cinnamomum cassia wood has the disadvantage of having a low mechanical and physical properties, susceptible to fungal and insect attacks. Besides, after harvesting, the wood still has a high essential oil content, which has a negative impact on the bonding quality of the adhesive as well as the final wood product's decoration. This article investigated the characteristics of Cinnamomum cassia wood at two harvesting age levels, ie 8-year-old and 13-year-old. The investigation parameters including: Wood structure at macroscopics and microscopic scale, some physico - mechanical properties and main chemical constituents. Research results showed that 13-year-old Cinnamomum cassia wood had better properties than of 8-year-old wood, but the difference is not significant. Both type of Cinnamomum woods reached the material requirement for the production of fingerjoint boards. However, the amount of essential oil contained in wood is still relatively (0.15%), so further research to remove this amount of essential oil is necessary.