Đánh giá đặc điểm đất canh tác lúa bị nhiễm mặn tại một số tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đất mặn là một trong những loại đất chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thực chất là đất phù sa bị nhiễm mặn bởi nước ngầm mặn hoặc nước mặt mặn. Trong những năm qua, trước diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, diện tích đất mặn của vùng ĐBSCL có xu hướng gia tăng về diện tích và mức độ nhiễm mặn. Nhiễm mặn đất ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng, trong đó có sản xuất lúa. Kết quả đánh giá đặc điểm đất canh tác lúa bị nhiễm mặn ít, trung bình và nhiều tại một số tỉnh thuộc vùng ĐBSCL cho thấy: không có sự gia tăng về mức độ nhiễm mặn. Hàm lượng dinh dưỡng tổng số và độ phì nhiêu của đất ở mức trung bình đến khá. Ngoại trừ độ mặn của đất, các tính chất lý - hoá của đất nhiễm mặn ít, trung bình và nhiều cơ bản vẫn ở mức thích hợp cho canh tác lúa. Một số yếu tố hạn chế của đất bao gồm: độ mặn, dung trọng cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở mức trung bình.
Assessment of characteristics of saline soil for rice cultivation in some coastal provinces of the Mekong Delta
Saline soil is one of the main soil types in the Mekong delta, essentially alluvial soil contaminated with saline groundwater or saline surface water. In recent years, due to climate change, the saline soil in the Mekong delta has tended to increase in area and salinity level. Soil salinity directly affects agricultural production in the region, including rice production. The results of the assessment of the characteristics of rice cultivation land contaminated low, medium, and high salinity in some provinces in the Mekong delta showed that there was no increase in the level of salinity. The total nutrient content and soil fertility were average to good. Except for soil salinity, the physical and chemical properties of low, medium and high salinity soils were still at a suitable level for rice cultivation. Some limiting factors of the soil include high salinity, bulk density and average levels of macronutrients and micronutrients.