Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa cành và phân bón lá đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng mít siêu sớm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

TRẦN THỊ VÂN, HOÀNG THỊ THAO, NGUYỄN TUẤN VŨ, NGUYỄN QUANG TIN.

Từ khóa

Cắt tỉa cành, phân bón lá, năng suất, giống mít Siêu sớm, tỉnh Tiền Giang.

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa cành và phân bón lá đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng mít Siêu sớm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được thực hiện từ tháng 8/2023 đến tháng 5/2024 trên vườn mít Siêu sớm 5 năm tuổi. Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu lô phụ (Split - plot design): Nhân tố phụ gồm 3 nghiệm thức (K1: Tỉa thưa cành, K2: Tỉa trụi cành và đối chứng K3: Không tỉa cành), nhân tố chính gồm 4 nghiệm thức (P1: Phun phân bón lá YaraVita BudBooster, P2: Phun phân bón lá Kali Bo, P3: Phun phân bón lá siêu Canxi Bo và đối chứng P4: Phun nước lã). Kết quả cho thấy, áp dụng kỹ thuật tỉa thưa cành kết hợp phun phân bón lá siêu Canxi Bo giúp cây mít có thời gian ra hoa sớm nhất (38,7 ngày sau cắt tỉa cành), đồng thời thúc đẩy tăng tỷ lệ phát hoa cái trên cây mít Siêu sớm với tỷ lệ phát hoa cái đạt 65,6%, năng suất đạt cao nhất 33,5 kg/cây so với đối chứng chỉ đạt năng suất 26,1 kg/cây, chất lượng thịt quả không có khác biệt so với các công thức khác. Áp dụng kỹ thuật tỉa thưa cành kết hợp phun phân bón lá Kali Bo, cây có thời gian ra hoa là 40 ngày sau cắt tỉa, tỷ lệ hoa cái đạt cao nhất 67,7%, năng suất đạt 32,8 kg/cây, độ Brix trong thịt quả đạt 23,4%, cao hơn so với các nghiệm thức khác và so với đối chứng chỉ đạt 21,4%. Áp dụng kỹ thuật tỉa thưa cành kết hợp phun phân bón lá siêu Canxi Bo hoặc phân bón lá Kali Bo trên cây mít giúp tăng hiệu quả kinh tế với lợi nhuận đạt 252,8 - 279,1 triệu đồng/ha.

Ngày nhận bài

: 05/05/2024

Ngày chuyển phản biện

: 10/07/2024

Ngày thông qua phản biện

: 21/07/2024

Ngày duyệt đăng

: 25/07/2024


Đã xuất bản

15/08/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

Effects of pruning and foliar fertilizers using on “Sieu som” jackfruit  cultivar  in Cai Be district, Tien Giang province

CoAuthor

TRAN THI VAN, NGUYEN TUAN VU, HOANG THI THAO, NGUYEN QUANG TIN.

Keywords

Pruning, foliar fertilizers, yield, “sieu som” jackfruit cultivar, Tien Giang province

Abstract

Research on the effects of branch pruning techniques and foliar fertilizer on flowering, fruiting, yield, and quality of “sieu Som” jackfruit cultivar in Cai Be district, Tien Giang province was conducted during 8/2023 - 5/2024 on the 5-year-old jackfruit trees. The 2-factor experiment was arranged in (Split - plot design): The secondary factor (subplot) includes 3 treatments (K1: Thinning branches, K2: Pruning bare branches and control K3: No pruning), the main factor includes 4 treatments (P1: YaraVita BudBooster, P2: Potassium Boron, P3: Super Calcium Boron and control P4: Water spray). The results show that applying the branch thinning technique combined with spraying super calcium boron foliar fertilizer helped jackfruit trees have the earliest flowering time (38.7 days after pruning), while promoting an increased female flower rate of 65.6%, the highest yield of 33.5 kg/tree compared to the control only yield of 26.1 kg/tree, quality of fruit flesh did not different from the other treatments. Applying the technique of thinning branches combined with spraying foliar fertilizer with Potassium Boron, the tree has a flowering time of 40 days, the highest female flower rate is 67.7% and the yield is 32.8 kg/tree. The Brix degree in fruit flesh is 23.4% highest compared to other treatments and the control treatment is only 21.4%. Applying branch thinning techniques combined with spraying super Calcium Bo foliar fertilizer or Potassium Boron foliar fertilizer on jackfruit trees helped increase economic efficiency with profits reaching 252.8 - 279.1 million VND/ha.