Nghiên cứu khả năng chịu hạn của 150 giống lúa địa phương tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia
Nghiên cứu nhằm xác định khả năng chịu hạn và khả năng phục hồi của 150 giống lúa địa phương được lưu giữ và bảo tồn tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia theo phương pháp gây hạn nhân tạo ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống lúa có phản ứng khác nhau với điều kiện hạn ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Giai đoạn mầm có 28 giống lúa, giai đoạn 3 lá có 22 giống lúa, giai đoạn đẻ nhánh có 51 giống lúa, giai đoạn trỗ có 4 giống lúa có khả năng chịu hạn tốt… Đặc biệt, 2 giống lúa (Tám đen Hải Phòng và Tẻ lề Hòa Bình) có khả năng chịu hạn tốt ở cả 3 giai đoạn sinh trưởng (giai đoạn 3 lá, giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn trỗ), 2 giống lúa (Một bụi và Neang con) có khả năng chịu hạn tốt ở 2 giai đoạn (giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn trỗ). Trong điều kiện hạn nhân tạo 4 giống lúa: Tám đen Hải Phòng (SĐK 253), Tẻ lề Hòa Bình (SĐK 553), Một bụi (SĐK 2332) và Neang con (SĐK 12068) cho năng suất tương đương hoặc cao hơn đối chứng CH5 (3,13 tấn/ha).
Evaluation of drought tolerance potential of a collection of 150 local rice varieties at the National Crops Genebank
The study aimed to determine the drought tolerance and restoration ability of 150 local rice at the National Crop Genebank by artificial drought treatment at different growth stages. The results showed that the different varieties responded differently to drought conditions at each growth stage. 28 rice cultivars at germination stage; 22 at the third leaf stage; 51 at tillering stage; 4 at heading stage respectively, with good drought tolerance. Special, 2 local rice varieties (Tam den Hai Phong, Te le Hoa Binh) had good drought tolerance (at all three growth stages: Three - leaf seedling stage, tillering stage and flowering stage), 2 local rice varieties (Mot bui, Neang con) had good drought tolerance (at all 2 stages: Tillering stage and flowering stage). These four varieties: Tam den Hai Phong (Acc. No 253), Te le Hoa Binh (Acc. No 553), Mot bui (Acc. No 2332) and Neang con (Acc. No 12068) had higher yield or equivalent to CH5 control variety (3.13 tons/ha) under artificial drought conditions.