Khả năng sinh trưởng và hiệu suất xử lý tổng đạm hòa tan và tổng lân của ba giống chuối hoa trồng trong nước thải đô thị

TRẦN THỊ NGỌC TRÂN, VÕ THỊ PHƯƠNG THẢO, TRƯƠNG MINH TRÍ, NGUYỄN THỊ BÍCH NHƯ, NGUYỄN TIẾN ĐẠT, PHAN VĂN NHIỆM, TRẦN HỒNG TUYẾT BÌNH, TRẦN LÊ MINH LUÂN, NGÔ THỤY DIỄM TRANG.

Từ khóa

Chuối hoa, đất ngập nước nổi nhân tạo, hiệu xuất xử lý, ô nhiễm nước, nước thải đô thị.

Tóm tắt

Sử dụng bè nổi thực vật cải thiện môi trường nước ô nhiễm đã và đang được quan tâm trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu được triển khai trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới nhằm tuyển chọn giống Chuối hoa lai (Canna generalis) có tiềm năng sinh trưởng tốt và có hiệu suất xử lý đạm, lân trong nước thải đô thị cao. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức bao gồm 3 giống Chuối hoa: Hoa hồng, hoa đỏ, hoa cam và nghiệm thức không cây (đối chứng), 4 lần lặp lại. Sau 8 tuần thí nghiệm, 3 giống Chuối hoa đều có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong nước thải đô thị. Trong đó, giống Chuối hoa cam phát triển tốt hơn 2 giống còn lại và cho sinh khối tươi cao nhất, đạt 602,3 g/cây trong 8 tuần thí nghiệm, cao hơn 1,5 lần so với Chuối hoa đỏ (396,8 g/cây) và 2,5 lần so với Chuối hoa hồng (254,1 g/cây), tăng gấp 18,9; 9,4;  7,5 lần so với cây trồng ban đầu. Hàm lượng tổng đạm hòa tan (TIN) và tổng lân (TP) trung bình trong nước trước khi đưa vào hệ thống xử lý là 19,07 và 2,55 mg/L, sau 7 ngày giảm xuống còn 0,30 - 0,91 mg/L TIN và 0,21 - 0,46 mg/L TP. Hàm lượng TP sau xử lý ở Chuối hoa hồng vẫn còn cao hơn 1,5 lần so với QCVN 08:2023/BTNMT (Bảng 2, cột B; TP £ 0,3 mg/L). Hiệu suất xử lý của Chuối hoa cam, hoa đỏ và hoa hồng đạt 95,6; 95,7; 88,3% TIN và 74,4; 72,3; 46,9% TP, cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (89,0% TIN và 38,5% TP), thể hiện được vai trò của thực vật trong việc hấp thu đạm, lân. Có thể chọn giống Chuối hoa cam để trồng thử nghiệm trên mô hình thực tế, đặc biệt là trong các kênh, hồ chứa nước thải đô thị, vừa góp phần đáng kể vào việc cải thiện môi trường nước, vừa tạo cảnh quan đô thị.

Ngày nhận bài

: 15/04/2024

Ngày chuyển phản biện

: 26/04/2024

Ngày thông qua phản biện

: 17/05/2024

Ngày duyệt đăng

: 14/06/2024


Đã xuất bản

30/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

Growth and total inorganic nitrogen and phosphorus removal efficiency of three canna varieties planted in municipal wastewater  

CoAuthor

TRAN THI NGOC TRAN, VO THI PHUONG THAO, TRUONG MINH TRI, NGUYEN THI BICH NHU, NGUYEN TIEN DAT, PHAN VAN NHIEM, TRAN HONG TUYET BINH, TRAN LE MINH LUAN, NGO THUY DIEM TRANG.

Keywords

Canna generalis, constructed floating wetlands, removal efficiency, water pollution, municipal wastewater.

Abstract

Using constructed floating wetlands (i.e., floating plant rafts) to improve polluted water environment has been concerned around the world and Vietnam. The research was carried out under experimental conditions in the net house to select a hybrid canna variety (Canna generalis) with good growth potential and high efficiency in treating nitrogen and phosphorus in municipal wastewater. The experiment was arranged in a completely randomized design with four treatments including three Canna varieties: with pink, red and orange flowers and the unplanted treatment (control) in four replications. After 8 weeks of experiment, the three Canna varieties were all able to grow and develop well in municipal wastewater. Among them, the orange flower Canna grew better than the other two varieties and provided the highest fresh biomass of 602.3 g/plant within 8 weeks, 1.5 times higher than the red flower variety (396.8 g/plant) and 2.5 times compared to pink flower variety (254.1 g/plant), with an increase of 18.9 times; 9.4 and 7.5 times that of the initial plants. The average concentration of total dissolved nitrogen (TIN) and total phosphorus (TP) in municipal wastewater before treatment was 19.07 and 2.55 mg/L, after 7 days treatment that reduced to 0.30 - 0.91 mg/L TIN and 0.21 - 0.46 mg/L TP. The concentration of TP in treated water in pink flower Canna was higher 1.5 times compared to QCVN 08:2023/BTNMT (Table 2; column B; TP £ 0.3 mg/L). The treatment efficiency of orange, red and pink flower Canna were 95.6; 95.7; 88.3% TIN and 74.4; 72.3 and 46.9% TP, which were higher than the unplanted treatment (89.0% TIN and 38.5% TP) that indicated the role of plants in nitrogen and phosphorus uptake. It indicated that the orange flower variety can be selected to use in applied constructed floating wetlands, especially in urban wastewater reservoirs or channels, contributing significantly to improving the water environment and creating urban landscapes.