Đa dạng thành phần côn trùng trong Rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

HUỲNH ĐỨC HOÀN, ĐẶNG NGỌC HIỆP, BÙI NGUYỄN THẾ KIỆT.

Từ khóa

Cần Giờ, côn trùng, đa dạng, rừng ngập mặn.

Tóm tắt

Hệ sinh thái rừng ngập mặn được phục hồi tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động thực vật quay trở lại sinh sống và phát triển, trong đó có côn trùng. Tiến hành điều tra thành phần loài côn trùng trên 12 tuyến thuộc các sinh cảnh khác nhau trong Rừng ngập mặn Cần Giờ từ năm 2017 đến năm 2022. Ghi nhận thông tin và thu mẫu vật tất cả các loài côn trùng. Đánh giá khu hệ côn trùng thông qua 2 chỉ số đa dạng Shannon Wiener (H’) và ưu thế Simpson (D). Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 374 loài, trong đó xác định được 10 bộ và 49 họ. Bộ Lepidoptera và Hymenoptera có số lượng loài lớn nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt là 30,5% và 24,9% và gặp thường xuyên ở tất cả các sinh cảnh. Ghi nhận 9 loài gây hại cây Rừng ngập mặn Cần Giờ, 1 loài Attacus atlas (Bướm đêm atlas) là loài có kích thước lớn và ít gặp. Khu hệ côn trùng ở Rừng ngập mặn Cần Giờ có sự đa dạng cao (H’ trung bình là 3,42 ± 0,23) và có sự ưu thế về loài (D trung bình là 0,043 ± 0,010). Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.

Ngày nhận bài

: 25/04/2024

Ngày chuyển phản biện

: 24/05/2024

Ngày thông qua phản biện

: 03/06/2024

Ngày duyệt đăng

: 20/06/2024


Đã xuất bản

15/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

Insect composition diversity in Can Gio mangrove forest, Ho Chi Minh city

CoAuthor

HUYNH DUC HOAN, DANG NGOC HIEP, BUI NGUYEN THE KIET.

Keywords

Can Gio, insects, diversity, mangrove forest.

Abstract

The restored mangrove ecosystem creates favorable conditions for animals and plants to return to life and develop, including insects. Conducting surveys on insect species composition on 12 routes of different habitats in Can Gio Mangrove Forest from 2017 to 2022. Record information and collect specimens of all insects. Assess the insect flora through 2 diversity indicators: Shannon Wiener (H’) and Simpson dominance (D). The results of the study recorded 374 species, of which 10 orders and 49 families were identified. Lepidoptera and Hymenoptera have the largest number of species, accounting for 30.5% and 24.9%, respectively, and are found frequently in all habitats. Recorded 9 species of mangrove tree pests, 1 species of Attacus atlas (Atlas moth) is a large and rare species. The flora in the Can Gio Mangrove Forest has high diversity (mean H’ 3.42 ± 0.23) and species dominance (mean D 0.043 ± 0.010). The research results are the initial database for the conservation of biodiversity in the Can Gio mangrove ecosystem.