Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến nuôi cấy mô sẹo của giống mía K84-200 và Uthong 12

CAO LỆ QUYÊN, PHẠM THỊ VÂN, NGUYỄN THỊ THU HÀ, NGUYỄN THANH HÀ, NGUYỄN THÀNH ĐỨC, PHẠM XUÂN HỘI, NGUYỄN DUY PHƯƠNG.

Từ khóa

K84-200, in vitro, mía, nuôi cấy mô, Uthong 12.

Tóm tắt

Chọn giống mía (Saccharum spp.) bằng công nghệ gen đã chứng minh tính hiệu quả vượt trội so với các phương pháp chọn giống truyền thống. Gần đây, công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng trong chọn giống phân tử. Tuy nhiên, hiệu quả ứng dụng chỉnh sửa gen trong chọn tạo giống cây trồng, bao gồm cả cây mía, phụ thuộc rất lớn vào quy trình nuôi cấy in vitro và hiệu suất tái sinh chồi. Cho đến nay, các nghiên cứu về tạo mô sẹo và tái sinh chồi của các giống mía phổ biến trong sản xuất như: K84-200 và Uthong 12 còn khá hạn chế. Nghiên cứu này đã xác định được thành phần môi trường tạo mô sẹo tối ưu của K84-200 và Uthong 12 chứa 2,4-D 3,0 mg/L, Casein 500 mg/L, L-proline 500 mg/L, nước dừa 10%; hiệu suất tạo mô sẹo đạt lần lượt 73,3% và 97,8%. Hơn nữa, nghiên cứu đã xác định được hiệu suất tái sinh chồi từ mô sẹo của K84-200 và Uthong 12 đạt lần lượt 48,5% và 16,6%. Nghiên cứu này là tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu hệ thống chỉnh sửa gen trên hai giống mía K84-200 và Uthong 12 sau này.

Ngày nhận bài

: 05/04/2024

Ngày chuyển phản biện

: 20/05/2024

Ngày thông qua phản biện

: 18/06/2024

Ngày duyệt đăng

: 30/06/2024


Đã xuất bản

15/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

Investigation of factors affecting tissue culture in sugarcane varieties K84-200 and Uthong 12

CoAuthor

CAO LE QUYEN, PHAM THI VAN, NGUYEN THI THU HA, NGUYEN THANH HA, NGUYEN THANH DUC, PHAM XUAN HOI, NGUYEN DUY PHUONG.

Keywords

K84-200, in vitro, sugar cane, tissue culture, Uthong 12.

Abstract

In the realm of scientific advancement, the utilization of genetic technology in the selection of sugarcane (Saccharum spp.) varieties has demonstrated remarkable superiority over traditional breeding methods. The emergence of the CRISPR/Cas9 gene editing technology has notably revolutionized molecular breeding. However, the efficacy of gene editing applications in plant breeding, particularly in the context of sugarcane, is substantially reliant upon the in vitro culture process and, more specifically, shoot regeneration efficiency. Notably, there exists a dearth of research on callus formation and shoot regeneration of prominent sugarcane varieties such as K84-200 and Uthong 12 in commercial production. This study has successfully identified the optimal composition of the callus-inducing medium for K84-200 and Uthong 12, incorporating 2,4-D (3.0 mg/L), Casein (500 mg/L), L-proline (500 mg/L) and 10% coconut water, resulting in a scar tissue creation efficiency of 73.3% and 97.8%, respectively. Additionally, the research has ascertained the shoot regeneration efficiency from callus of K84-200 and Uthong 12 to be 16.6% and 48.5%, respectively. These findings represent a crucial foundation for future investigations into gene editing systems pertaining to these two sugarcane varieties.