Đánh giá tính gây bệnh của nấm Pestalotiopsis microspora Colletotrichum gloeosporioides trên cây cao su ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

NGUYỄN ĐÔN HIỆU, NGUYỄN THỊ KIM UYÊN, NGUYỄN THỊ THANH TRANG, NGUYỄN NGỌC MAI, BÙI THANH TUẤN, ĐOÀN NHÂN LUÂN, NGUYỄN PHƯƠNG VINH, NGUYỄN ANH NGHĨA.

Từ khóa

Pestalotiopsis microspora, Colletotrichum gloeosporioides, tính gây bệnh.

Tóm tắt

Ba nguồn nấm Pestalotiopsis microspora, Colletotrichum gloeosporioides và hỗn hợp P. microspora + C. gloeosporioides, tác nhân gây bệnh rụng lá đốm tròn (Circular Leaf Spot) trên cây cao su, được sử dụng để đánh giá tính gây bệnh của chúng trên 5 dòng vô tính (DVT) RRIV 1, RRIV 106, RRIV 114, RRIV 124, RRIV 209 trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, kích thước vết bệnh (KTVB) trung bình của mỗi nguồn nấm trên 5 DVT cao su biến thiên từ 12,9 - 20,9 mm. Hỗn hợp P. microspora + C. gloeosporioides gây bệnh mạnh nhất KTVB trung bình 20,9 mm, tiếp đến là C. gloeosporioides KTVB trung bình 19,4 mm, P. microspora gây bệnh thấp nhất, KTVB trung bình 12,9 mm. Trong điều kiện nhà lưới, KTVB trung bình của mỗi nguồn nấm trên 5 DVT cao su biến thiên từ 6,0 - 13,4 mm, C. gloeosporioides gây bệnh mạnh nhất, KTVB trung bình 13,4 mm, tiếp đến là hỗn hợp P. microspora + C. gloeosporioides KTVB trung bình 12,6 mm, P. microspora gây bệnh thấp nhất, KTVB trung bình 6,0 mm. Trong cả hai điều kiện thí nghiệm, nguồn nấm C. gloeosporioides, hỗn hợp P. microspora + C. gloeosporioides gây bệnh mạnh hơn so với P. microspora. Có sự tương tác giữa hai yếu tố nguồn nấm và DVT lên KTVB, một số nguồn nấm có thể gây bệnh mạnh trên DVT này nhưng gây bệnh nhẹ trên DVT khác, nói cách khác, một số DVT cao su nhiễm bệnh nặng với nguồn nấm này nhưng nhiễm nhẹ với nguồn nấm khác.

Ngày nhận bài

: 03/06/2024

Ngày chuyển phản biện

: 14/06/2024

Ngày thông qua phản biện

: 20/06/2024

Ngày duyệt đăng

: 28/06/2024


Đã xuất bản

15/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Chuyên đề

Pathogenicity assay of Pestalotiopsis microspora and Colletotrichum gloeosporioides isolates on rubber tree in laboratory and greenhouse

CoAuthor

NGUYEN DON HIEU, NGUYEN THI KIM UYEN, NGUYEN THI THANH TRANG, NGUYEN NGOC MAI, BUI THANH TUAN, DOAN NHAN LUAN, NGUYEN PHUONG VINH, NGUYEN ANH NGHIA.

Keywords

Pestalotiopsis microspora, Colletotrichum gloeosporioides, pathogenicity.

Abstract

Three (3) fungal isolates (Pestalotiopsis microspora, Colletotrichum gloeosporioides, mixture of P. microspora + C. gloeosporioides), the causative agent of Circular Leaf Spot disease, were selected to assess their pathogenicity on 5 rubber clones (RRIV 1, RRIV 106, RRIV 114, RRIV 124, RRIV 209) using artificial infection method in laboratory and greenhouse. In laboratory conditions, there was a variation in the infection level among 3 fungal isolates on 5 rubber clones, the average SL from 12.9 mm to 20.9 mm, mixture of P. microspora + C. gloeosporioides had the most pathogenicity (average SL 20.9 mm), followed by C. gloeosporioides (average SL 19.4 mm) and  P. microspora had the least pathogenicity (average SL 12.9 mm). In greenhouse conditions, the average SL of each isolate on 5 rubber clones varied from 6.0 mm to 13.4 mm, C. gloeosporioides had the most pathogenicity (average SL 13.4 mm), followed by P. microspora + C. gloeosporioides (average SL 12.6 mm), P. microspora had the least pathogenicity (average SL 6.0 mm). In both experimental condition, C. gloeosporioides, mixture of P. microspora + C. gloeosporioides was more pathogenic than P. microspora. There was interaction between fungal isolates and rubber clones on size lesion (SL) values, certain fungal isolates caused severe infection on certain rubber clones but slight infection on others, in other words, certain rubber clones could be severe infected with certain isolates but mild infected with others.