Phân lập Fusarium gây bệnh héo ở cây hoa cúc và thử nghiệm khả năng đối kháng của một số chủng Penicillium với chủng Fusarium

ONG XUÂN PHONG, NGUYỄN THỊ KIM LOAN, BÙI THÙY LIÊN, NGUYỄN HUY THỊNH, TRẦN GIA HUY, CHU ĐỨC HÀ, LA VIỆT HỒNG.

Từ khóa

Bệnh, Fusarium, hoạt tính, hoa cúc, héo, Penicillium.

Tóm tắt

Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích phân lập tìm ra nguyên nhân gây bệnh héo cây hoa cúc tại khu vực huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đã xác định 2 chủng nấm gây bệnh héo cây hoa cúc là F. oxysporum SP2-01 và F. solani SP2-02. Các chủng này có khả năng lây nhiễm và gây bệnh mạnh trên cây hoa cúc. Sau 10 ngày lây bệnh, tỷ lệ nhiễm từ 47 - 51,66%, sau 15 ngày, tỷ lệ nhiễm bệnh tới 69 - 74,33%. Với tỷ lệ nhiễm bệnh cao như vậy cho thấy, mức độ nguy hiểm của hai chủng nấm bệnh đối với cây hoa cúc. Hai chủng nấm P. janthinellum Pj-LHOP1 và P. simplicissimum Ps-LHOP2 có khả năng đối kháng và thể hiện rõ ràng sự ức chế sự phát triển của nấm bệnh F. oxysporum SP2-01 và F. solani SP2-02. Hiệu lực đối kháng ở điều kiện in vitro của Pj-LHOP1 đối với F. oxysporum SP2-01 là 58,30% và F. solani SP2-02 là 55,39%; của chủng Ps-LHOP2 với F.SP2-01 đạt 57,71% và với chủng F.SP2-02 đạt 59,70%.   

Ngày nhận bài

: 03/06/2024

Ngày chuyển phản biện

: 14/06/2024

Ngày thông qua phản biện

: 01/07/2024

Ngày duyệt đăng

: 08/07/2024


Đã xuất bản

15/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Chuyên đề

Isolation of Fusarium that causes wilt disease in chrysanthemum and testing the resistance capacity of some strains of the Penicillium to these Fusarium strains

CoAuthor

ONG XUAN PHONG, NGUYEN THI KIM LOAN, BUI THUY LIEN, NGUYEN HUY THINH, TRAN GIA HUY, CHU DUC HA, LA VIET HONG.

Keywords

Disease, Fusarium, activity, chrysanthemum, wilt, Penicillium.

Abstract

This study was conducted with the aim of isolating and identifying the cause of chrysanthemum wilt disease in the Me Linh district, Ha Noi city. Two fungal strains causing chrysanthemum wilt disease were identified: F. oxysporum SP2-01 and F. solani SP2-02. These strains have a strong ability to infect and cause disease in chrysanthemums. After 10 days of infection, the infection rate ranged from 47% to 51.66%, and after 15 days, the infection rate reached 69% to 74.33%. Such high infection rates indicate the dangerous level of these two fungal strains to chrysanthemums. The two fungal strains P. janthinellum Pj-LHOP1 and P. simplicissimum Ps-LHOP2 have antagonistic properties and clearly inhibit the growth of the pathogenic fungi F. oxysporum SP2-01 and F. solani SP2-02. The in vitro antagonistic efficacy of Pj-LHOP1 against F. oxysporum SP2-01 was 58.30% and against F. solani SP2-02 was 55.39%; the strain Ps-LHOP1 showed an efficacy of 57.71% against F.SP2-01 and 59.70% against F.SP2-02.