Sản xuất và đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng cây Cát sâm (Nanhaia speciosa (Champ. ex Benth.) J. Compton & Schrire (2019)) tại tỉnh Vĩnh Phúc

ONG XUÂN PHONG, NGUYỄN HUY THỊNH, NGUYỄN VĂN THIỆP, KIỀU THỊ HƯƠNG MAI, DƯƠNG TIẾN VIỆN, BÙI THÙY LIÊN, LA VIỆT HỒNG.

Từ khóa

Cát sâm, chế phẩm vi sinh, hiệu quả, nấm mốc trắng, sinh trưởng.

Tóm tắt

Cát sâm (Nanhaia speciosa (Champ. ex Benth.) J. Compton & Schrire (2019)) là loại cây thuốc, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, làm thuốc bổ, chữa ho, sốt, viêm nhiễm và chống ôxy hóa. Nghiên cứu này tập trung đánh giá hoạt tính phân giải tinh bột, protein của một số chủng nấm được phân lập từ đất rễ cây Cát sâm, kết hợp với những kết quả đã nghiên cứu về hoạt tính phân hủy cellulose, xylan, phosphate khó tan của chúng để tạo ra chế phẩm vi sinh làm phân bón và đánh giá hiệu quả của chế phẩm đối với cây Cát sâm. Kết quả cho thấy, chủng vi sinh vật từ vùng rễ Cát sâm có khả năng phân giải tinh bột và protein. Mười chủng được tuyển chọn làm chế phẩm sinh trưởng tốt ở pH 4 - 6, thời gian nuôi cấy đến thu hoạch bào tử tốt nhất trên môi trường PDB từ 15 - 20 ngày, riêng 2 chủng P. lilacinumC. cuperum có thời gian nuôi cấy từ 25 - 30 ngày cho năng suất bào tử cao. Bào tử sau thu hoạch, sấy còn độ ẩm ≤ 10%, trộn đều với bột cao lanh mịn và humate kali (độ ẩm ≤ 10%,), đảm bảo chế phẩm tạo ra có mật độ bào tử ≥ 1,5 x 107 CFU/g. Chế phẩm được bón ở giai đoạn cây con (3 tháng tuổi) với liều lượng 2g/cây con phù hợp để thúc đẩy chiều cao cây. Bón cho cây 4 năm tuổi, các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính gốc, rộng tán đều tăng so đối chứng, bón với lượng 4 kg/ha giúp thúc đẩy sinh trưởng phát triển cây Cát sâm tốt nhất. Ngoài ra, thử nghiệm in vitro cũng cho thấy, chế phẩm có khả năng hạn chế bệnh mốc trắng trên lá cây Cát sâm với hiệu quả ức chế bệnh đạt 56,59% sau 10 ngày. Nghiên cứu này cho thấy, tiềm năng phát triển chế phẩm vi sinh vật bản địa để thúc đẩy sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Cát sâm ở Việt Nam.

Ngày nhận bài

: 03/06/2024

Ngày chuyển phản biện

: 17/06/2024

Ngày thông qua phản biện

: 02/07/2024

Ngày duyệt đăng

: 08/07/2024


Đã xuất bản

15/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Chuyên đề

Production and evaluating the effectiveness of microbial preparation on the growth on Nanhaia speciosa (Champ. ex Benth.) J. Compton & Schrire (2019) in Vinh Phuc province

CoAuthor

ONG XUAN PHONG, NGUYEN HUY THINH, NGUYEN VAN THIEP, KIEU THI HUONG MAI, DUONG TIEN VIEN, BUI THUY LIEN, LA VIET HONG.

Keywords

Nanhaia speciosa, microbial products, effectiveness, white mold, growth.

Abstract

Nanhaia speciosa (Champ. ex Benth.) J. Compton & Schrire (2019) is a medicinal plant commonly used in traditional medicine as a tonic and for treating coughs, fevers infections, and as an antioxidant. This study focuses on evaluating the starch and protein-degrading activities of several fungal strains isolated from the rhizosphere soil of Nanhaia speciosa, combined with previously researched activities on cellulose, xylan, and insoluble phosphate degradation, to create microbial formulations as fertilizers and assess their effectiveness on Nanhaia speciosa plants. The results indicate that microbial strains from the Nanhaia speciosa rhizosphere can degrade starch and protein. Ten strains were selected for formulation, exhibiting good growth in pH 4 to 6, with the best spore harvest on PDB medium occurring between 15 to 20 days of cultivation. Specifically, the two strains P. lilacinum and C. Cuperum required 25 to 30 days of cultivation for high spore yields. Spores after harvest, dried to a moisture content of ≤ 10%, mixed well with fine kaolin powder and potassium humate (moisture ≤ 10%), ensuring the product has a spore density of ≥ 1.5 x 107 CFU/g. The formulation was applied to three-month-old plants  at a dosage of 2 g per seedling, promoting plant height growth. When applied to four-year-old plants, the criteria of plant height, tree base diameter, and canopy width all increased compared to the control. The best application rate for promoting growth and development of Nanhaia speciosa was 4 kg/ha. Additionally, in vitro testing showed that the formulation could reduce white mold disease on Nanhaia speciosa (Champ. ex Benth.) J. Compton & Schrire leaves, with a disease inhibition rate of 56.59% after 10 days. This research demonstrates the potential of developing indigenous microbial formulations to enhance the growth, development, and yield of Nanhaia speciosa (Champ. ex Benth.) J. Compton & Schrire plants in Vietnam.