Khả năng kích kháng bệnh bạc lá khi phun lên lá lúa cao chiết lá sống đời ly trích bằng dung môi nước
Bệnh bạc lá (cháy bìa lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae là bệnh quan trọng trên ruộng lúa, đặc biệt vào mùa mưa. Dịch trích lá sống đời (Kalanchoe pinnata) có khả năng kích thích tính kháng bệnh (kích kháng) trong cây lúa. Trong nghiên cứu này, trình bày khả năng kích kháng của cao chiết lá sống đời ly trích bằng phương pháp tách chiết lỏng - lỏng với dung môi nước. Ba nồng độ cao chiết (1; 1,5; 2% (w/v)) và ba biện pháp phun gồm (1) phun ở thời điểm 14 ngày trước chủng bệnh (NTCB), (2) phun ở thời điểm 7 NTCB và (3) phun kết hợp cả hai thời điểm này được khảo sát trong điều kiện nhà lưới. Chiều dài vết bệnh được ghi nhận ở 7, 14 và 21 ngày sau chủng bệnh (NSCB). Phun cao chiết 1% lên lá lúa ở thời điểm 7 NTCB giúp giảm chiều dài vết bệnh tương đương với thuốc hóa học Starner 20WP ở tất cả các thời điểm khảo sát. Kết quả khảo sát hoạt tính của bốn enzyme liên quan đến cơ chế kháng bệnh gồm peroxidase (POX), catalase (CAT), polyphenol oxidase (PPO) và phenylalanine ammonia - lyase (PAL) cho thấy khả năng giúp giảm bệnh bạc lá của cao chiết lá sống đời có liên quan đến cơ chế kích kháng. Hoạt tính của POX, PPO và PAL giảm trong khi hoạt tính của CAT tăng khi cây lúa được chủng bệnh. Khi được phun cao chiết, hoạt tính của bốn enzyme đều tăng nhưng POX và PPO tăng sớm hơn. Hoạt tính của các enzyme này tăng cao hơn khi cây lúa được chủng bệnh và được xử lý với cao chiết.
Foliar spraying using aqueous Kalanchoe pinnata leaf extracts induces rice resistance against bacterial leaf blight
Bacterial leaf blight caused by Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) is an important disease in rice fields, especially during wet seasons. Aqueous crude extracts of Kalanchoe pinnata leaves reduced the disease through induced resistance. This paper presents the disease-reducing effects of aqueous K. pinnata leaf extracts prepared by the liquid-liquid extraction method applied as foliar spraying and the involvement of induced resistance in the observed disease reduction. Three extract concentrations [1, 1.5 and 2% (w/v)] were tested under nethouse conditions using three application methods, i.e., (1) spraying at 14 days before inoculation (DBI), (2) at 7 DBI and (3) at both 14 and 7 DBI. The disease was assessed through lesion lengths at 7, 14 and 21 days after inoculation (DAI). Spraying 1% extract at 7 DBI showed significant disease reduction similar to that of the chemical control (Starner 20WP) at all assessment timepoints. Induced resistance involved in the observed disease reduction through activities of the four defense-related and/or antioxidant enzymes, i.e., peroxidase (POX), catalase (CAT), polyphenol oxidase (PPO) and phenylalanine ammonia-lyase (PAL). With the presence of Xoo, activities of POX, PPO and PAL generally decreased while that of CAT increased. Activities of POX and PPO increased in early stage where those of PAL and CAT increased later with extract application. They however reached higher levels with both extract application and pathogen inoculation.