Khảo sát cơ chế kích kháng bệnh bạc lá khi phun lên lá lúa dịch trích lá cây hoa ngũ sắc

NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN, TRƯƠNG VĂN XẠ, NGUYỄN ĐẮC KHOA.

Từ khóa

Ageratum conyzoides, bạc lá, cây hoa ngũ sắc, kích kháng, lúa, Xanthomonas oryzae pv. oryzae.

Tóm tắt

Bệnh bạc lá (cháy bìa lá) gây thiệt hại nghiêm trọng trên ruộng lúa, đặc biệt vào mùa mưa. Nghiên cứu này khảo sát khả năng và cơ chế kích thích tính kháng (kích kháng) bệnh bạc lá của dịch trích lá cây hoa ngũ sắc (cỏ cứt lợn - Ageratum conyzoides) bằng biện pháp phun lên lá lúa. Năm nồng độ (1, 2, 3, 4 và 5% (w/v)) và ba biện pháp xử lý dịch trích ((1) phun ở thời điểm 14 ngày trước chủng bệnh (NTCB), (2) phun ở thời điểm 7 NTCB và (3) phun kết hợp cả hai thời điểm 14 và 7 NTCB) được khảo sát trong điều kiện nhà lưới. Phun dịch trích lá cây hoa ngũ sắc 3 và 5% lên lá lúa kết hợp cả hai thời điểm 14 và 7 NTCB giúp giảm chiều dài vết bệnh tương đương với sử dụng thuốc hóa học Starner 20 WP đến 21 ngày sau chủng bệnh (NSCB). Hoạt tính của ba enzyme liên quan đến cơ chế kháng bệnh bạc lá gồm peroxidase, catalase và polyphenol oxidase tăng khi cây lúa được phun dịch trích cây hoa ngũ sắc và tăng cao hơn khi có sự hiện diện của cả dịch trích cây hoa ngũ sắc và mầm bệnh. Vì vậy, khả năng giảm bệnh bạc lá của dịch trích cây hoa ngũ sắc có liên quan đến cơ chế kích kháng.

Ngày nhận bài

: 03/06/2024

Ngày chuyển phản biện

: 17/06/2024

Ngày thông qua phản biện

: 27/06/2024

Ngày duyệt đăng

: 03/07/2024


Đã xuất bản

15/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Chuyên đề

Investigation of induced resistance against rice bacterial blight of aqueous Ageratum conyzoide leaf extracts using foliar spraying

CoAuthor

NGUYEN THI THUY NGAN, TRUONG VAN XA, NGUYEN DAC KHOA.

Keywords

Ageratum conyzoide, bacterial blight, induced resistance, rice, Xanthomonas oryzae pv. oryzae.

Abstract

Bacterial blight causes severe losses in rice fields, particularly during wet seasons. This study aims to test for disease-reducing effects of aqueous Ageratum conyzoide leaf extracts using foliar spraying and investigate the mechanism behind the observed disease reduction, focusing on induced resistance. Five extract concentrations [1, 2, 3, 4 and 5% (w/v)] and three application methods [(1) spraying at 14 days before inoculation (DBI), (2) at 7 DBI, and (3) at both 14 and 7 DBI] were tested under nethouse conditions. Spraying either 3% or 5% extract at both 14 and 7 DBI showed significant disease reduction similar to the chemical control (Starner 20WP) until 21 days after inoculation. Activities of the three defense-related and/or antioxidant enzymes, i.e., peroxidase, catalase, and polyphenol oxidase, increased with extract application and reached higher levels with the presence of both extract application and pathogen inoculation. The observed disease reduction, therefore, involves induced resistance.