Nghiên cứu tác động của môi trường đất và nước đến sinh trưởng và chỉ số cấu trúc của rừng Bần trắng (Sonneratia alba J. Smith) trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu tác động của môi trường đất và nước đến sinh trưởng của rừng Bần trắng (Sonneratia alba J. Smith) trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế gồm các nghiên cứu sinh trưởng Bần trắng trên những lập địa khác nhau; đất dưới tán rừng trồng, quan hệ sinh trưởng của đất và nước với rừng trồng, quan hệ giữa rừng trồng với đất và nước. Phương pháp nghiên cứu bố trí các thí nghiệm trên các dạng lập địa; phân tích sinh trưởng trên các lập địa; xác định tính chất đất và nước dưới tán rừng, phân tích mối liên hệ một số đặc tính đất và nước với sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu xác định sinh trưởng của rừng trên những lập địa khác nhau của rừng trồng; các chỉ số phức hệ và chỉ số cạnh tranh của rừng, trữ lượng gỗ và sinh khối; ảnh hưởng của lập địa đến tính ổn định của rừng; đặc tính của đất dưới tán rừng; quan hệ giữa đặc tính của đất với sinh trưởng của rừng. Mối quan hệ giữa nước với rừng trồng. Quan hệ giữa rừng trồng với đặc tính của đất và nước. Đề xuất áp dụng các kết quả nghiên cứu về lập địa; kỹ thuật trồng; trồng rừng để bảo vệ môi trường cửa sông và ven biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lập địa I và II là có hiệu quả, trồng rừng Bần trắng có thể làm thay đổi Al3+ và sắt Fe2+ và SO42- cải thiện được môi trường ở tầng đất từ 0 - 50 cm; đặc tính nước cũng có khả năng cải thiện môi trường là Al3+, Fe2+ và SO42-; sinh trưởng rừng trồng Bần trắng phụ thuộc vào hàm lượng N, P và Al3+ trong tầng đất từ 0 - 50 cm; sự sinh trưởng Bần trắng phụ thuộc vào đặc tính của nước như độ mặn, Al3+, Fe2+ và hàm lượng SO42-. Các vấn đề trên góp phần định hướng chọn loại cây trồng phù hợp cho trồng rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng trồng rừng miền Trung có điều kiện đất đai ngập mặn tương tự.