Phân tích thuận lợi về cơ chế, chính sách và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại vùng Đồng Tháp Mười

PHÙNG NGỌC TRƯỜNG, NGUYỄN HÙNG CƯỜNG, NGÔ HUY KIÊN, HOÀNG CÔNG MỆNH.

Từ khóa

Chính sách, nông nghiệp, Đồng Tháp Mười.

Tóm tắt

Khu vực Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng trồng lúa chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp nhưng đã có sự chuyển đổi mạnh các vùng trồng lúa hoặc cây trồng hiệu quả thấp sang các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Các chính sách quy hoạch, liên kết vùng đã giúp khu vực ĐTM hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung theo lợi thế của từng vùng sinh thái, phù hợp xu thế phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị sản phẩm. Nhiều chính sách hỗ trợ về vốn cũng như kiến thức phát triển nông nghiệp đã được thực hiện. Đây cũng là một trong những khu vực có rất nhiều lợi thế về cơ chế, chính sách trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp thông qua các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án đã triển khai. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bối cảnh các cơ quan quản lý vùng ĐTM cần hoàn thiện, bổ sung, triển khai các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững hơn, gồm: 1) Quản lý, sử dụng đất và chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả; 2) Hoàn thiện thể chế, cơ chế liên kết tiểu vùng và các quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp; 3) Tăng cường hỗ trợ tài chính, phát triển nguồn nhân lực.

Người phản biện

: TS. Trần Công Thắng

Ngày nhận bài

: 14/12/2023

Ngày thông qua phản biện

: 26/02/2024

Ngày duyệt đăng

: 26/04/2024


Đã xuất bản

15/05/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ