Đặc điểm thành phần loài dây leo tại các kiểu thảm thực vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng và phụ cận

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG, ĐẶNG HÙNG CƯỜNG, NGUYỄN ĐĂNG HỘI, LƯƠNG VĂN DŨNG, HOÀNG THANH TRƯỜNG, HOÀNG THANH SƠN.

Từ khóa

Dây leo, Kon Chư Răng, phân bố, thành phần loài, thảm thực vật.

Tóm tắt

Các thảm thực vật đặc trưng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Kon Chư Răng và phụ cận có thành phần loài dây leo tương đối đa dạng, kết quả điều tra đã ghi nhận được 27 loài dây leo thân gỗ và thân thảo, thuộc 26 chi, 20 họ thực vật. Họ đậu (Fabaceae) giàu loài dây leo nhất được ghi nhận với 4 loài, có tới 17/20 họ đơn chi, đơn loài. Thành phần loài leo phân bố tập trung ở các thảm thực vật thứ sinh, trong đó rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy có mức độ đa dạng loài cao nhất với 20/27 loài, chiếm 74,1% tổng số loài dây leo ghi nhận được, tiếp đến tại rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác ghi nhận được 16/27 loài, chiếm 59,3%, thảm thực vật trảng cỏ cây bụi có cây gỗ tái sinh có 8 loài, chiếm 30,8%, thấp nhất là thảm thực vật rừng nguyên sinh chỉ ghi nhận được 5 loài dây leo, chiếm 18,5% tổng số loài dây leo điều tra được. Các loài có giá trị làm thuốc chiếm 70,4% số loài, nhiều loài thuốc quý như: Dây hoàng đằng (Fibraurea recisa), Dây hà thủ ô (Fallopia multiflora). Dây leo thân thảo chiếm ưu thế về loài tại các thảm thực vật thứ sinh, dao động từ 70 - 85,7% số loài dây leo được ghi nhận tại các thảm thực vật này. Trái lại, nhóm dây leo thân gỗ chiếm 80% tổng số loài dây leo ghi nhận được tại thảm thực vật nguyên sinh. Tỷ lệ cây tầng cao có dây leo quấn ở rừng nguyên sinh chỉ 3,5%, ở các thảm thực vật thứ sinh phục hồi rất cao, từ 26,2 - 46,2%.

Người phản biện

: TS. Nguyễn Hữu Cường

Ngày nhận bài

: 20/09/2023

Ngày thông qua phản biện

: 16/10/2023

Ngày duyệt đăng

: 08/04/2024

Đã xuất bản

30/04/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ