Đặc điểm hình thái trụ mầm của các loài cây thuộc họ Đước tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

HUỲNH ĐỨC HOÀN, BÙI NGUYỄN THẾ KIỆT, LƯƠNG THỊ THU THẢO, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH, VIÊN NGỌC NAM.

Từ khóa

Trụ mầm, hình thái trụ mầm, rừng ngập mặn, Cần Giờ.

Tóm tắt

Phát triển và bảo tồn rừng ngập mặn là một trong những chủ trương, chính sách được Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng quan tâm thực hiện nhằm phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho 11 loài cây rừng ngập mặn, tuy nhiên, các nguồn tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây rừng ngập mặn vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm hình thái trụ mầm, bao gồm: Đường kính, chiều dài và khối lượng tươi trụ mầm của 8 loài cây rừng ngập mặn thuộc họ Rhizophoraceae, với số lượng mẫu được thực hiện trên 100 trụ mầm/mỗi loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) có đường kính trụ mầm cao nhất, đạt trung bình 21,72 ± 1,04 mm. Trong khi đó, cây Đưng (Rhizophora mucronata) có chiều dài và khối lượng tươi trụ mầm là cao nhất, đạt lần lượt 55,80 ± 4,21 cm và 95,44 ± 17,23 g. Nghiên cứu cũng xác định được mối tương quan giữa đường kính và chiều dài trụ mầm thông qua phương trình Y = exp (a + b*X) với giá trị R2 cao (0,63 - 0,94). Kết quả cũng đối sánh về đặc điểm hình thái trụ mầm của các loài cây rừng ngập mặn trong nghiên cứu này với các kết quả của nghiên cứu khác và đã chỉ ra mối tương đồng cao. Như vậy, các kết quả đạt được trong nghiên cứu này bước đầu đã cung cấp các thông số có ý nghĩa khoa học cao trong việc phục vụ công tác nghiên cứu cũng như thực hiện các chương trình, dự án trồng rừng trong tương lai và các địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng.

Người phản biện

: TS. Nguyễn Văn Quý

Ngày nhận bài

: 09/01/2024

Ngày thông qua phản biện

: 01/02/2024

Ngày duyệt đăng

: 10/04/2024

Đã xuất bản

30/04/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ