Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến quá trình chế biến trà đen từ lá chè Truồi tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

NGUYỄN VĂN HUẾ, NGUYỄN QUỐC SINH.

Từ khóa

Trà đen, chè Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.

Tóm tắt

Nghiên cứu chế biến trà đen từ lá chè Truồi thu hái theo truyền thống của người dân bản địa đã được thực hiện lần đầu tiên. Lá chè Truồi sau khi thu hái được rửa sạch, để ráo và bảo quản lạnh trong túi PE để tiến hành khảo sát và lựa chọn các thông số công nghệ phù hợp từ công đoạn làm héo đến công đoạn sấy dựa vào các chỉ tiêu như hàm lượng tanin, hàm lượng polyphenol, hàm lượng chất hòa tan, độ ẩm… cũng như các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm trà đen. Lá chè Truồi nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu này được lựa chọn từ lá thứ 3 đến lá thứ 5. Quá trình làm héo được tiến hành trong phòng thoáng khí ở nhiệt độ 30 - 35oC, độ ẩm 60 - 65% với thời gian làm héo thích hợp là 3 giờ, nguyên liệu lá chè có hàm lượng nước đạt 65,83%, hàm lượng tanin 21,05% chất khô (ck), hàm lượng chất khô hòa tan 41% ck và hàm lượng polyphenol 16,67% ck. Công đoạn vò chè được tiến hành trong thời gian 30 phút, độ dập tế bào đạt 86,33% và tỉ lệ vụn 5,40% phù hợp với 10TCN 458:2001. Lên men ở nhiệt độ 25 - 30oC, độ ẩm 85 - 90% trong thời gian 3 giờ trà đen thành phẩm có tỷ lệ TF/TR cao nhất (1/14). Sấy đối lưu ở nhiệt độ 90oC trong thời gian 90 phút đã được lựa chọn khi trà đen thành phẩm có độ ẩm dưới 5%, hàm lượng polyphenol đạt 14,44% ck, hàm lượng tanin đạt 14,31% ck. Sản phẩm trà đen từ nguyên liệu lá chè Truồi truyền thống có hương vị đặc trưng, mùi thơm trà tự nhiên, vị chát nhẹ, dịu ngọt hài hòa, đặc trưng cho sản phẩm. Nước pha trà đen có màu đỏ nâu đậm, có viền vàng.

Người phản biện

: TS. Lê Hà Hải

Ngày nhận bài

: 15/02/2024

Ngày thông qua phản biện

: 08/03/2024

Ngày duyệt đăng

: 14/03/2024

Đã xuất bản

30/03/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ