Kết quả bình tuyển cây đầu dòng nguồn gen mít Dai ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

LÊ TUẤN PHONG, NGUYỄN THỊ THU HẰNG, ĐOÀN MINH DIỆP, NGUYỄN THỊ XUYẾN, TỐNG XUÂN HIỆU.

Từ khóa

Mít Dai, cây đầu dòng, bình tuyển, bảo tồn, năng suất quả, chất lượng quả.

Tóm tắt

Mít Dai là nguồn gen mít đặc sản lâu đời của các tỉnh miền Bắc Việt Nam với phẩm chất quả tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên, hiện nay, diện tích trồng mít Dai địa phương ngày càng bị thu hẹp, nguồn gen bị xói mòn thậm chí có nguy cơ biến mất. Qua quá trình điều tra đánh giá, thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ có sự đa dạng nguồn gen mít Dai địa phương hàng đầu tại các tỉnh/thành phố miền Bắc, tiêu biểu về chất lượng quả, năng suất cũng như diện tích canh tác. Nhằm mục đích bảo tồn, khai thác phát triển hiệu quả nguồn gen mít Dai bản địa cần phải nghiên cứu, bình tuyển cây đầu dòng, chọn ra những cây mít chất lượng cao để tạo nguồn cung tốt đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Kết quả đã chọn được 7 cây mít Dai đầu dòng tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và 9 cây mít Dai đầu dòng tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Các cây đầu dòng lâu đời được gieo bằng hạt, sinh trưởng khoẻ mạnh, lá màu xanh đậm hình trứng ngược, mũi nhọn. Hoa bắt đầu nở từ tháng 11 đến tháng 5 hàng năm. Quả mít chín rộ vào tháng 7, tháng 8. Chất lượng quả tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, vị ngọt, múi mềm, ráo múi, thơm, năng suất ổn định, hàm lượng chất khô (0Brix) trung bình cao trên 23% và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố cấp quyết định công nhận, đưa vào kế hoạch bảo tồn lâu dài nhằm khai thác nguồn thực liệu nhân giống mít Dai có hiệu quả.

Người phản biện

: GS.TS. Ngô Xuân Bình

Ngày nhận bài

: 11/11/2023

Ngày thông qua phản biện

: 15/11/2023

Ngày duyệt đăng

: 26/02/2024


Đã xuất bản

30/03/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ