Hiện trạng và một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

KIM MINH ANH, VŨ ĐỨC MẠNH, VŨ TUẤN ANH, NGUYỄN THỊ HẠNH TIÊN, NGUYỄN THỊ THU HIỀN, HOÀNG THỊ THU HƯƠNG, KIM VĂN VẠN.

Từ khóa

Hiện trạng, giải pháp, nuôi cá lồng, hồ Hòa Bình.

Tóm tắt

Bài báo cung cấp hiện trạng nuôi cá lồng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trên cơ sở phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn của 60 cơ sở nuôi cá với 811 lồng trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả cho thấy, hầu hết các cơ sở nuôi cá lồng ở khu vực điều tra đều ở quy mô hộ gia đình (chiếm 86,7%), phổ biến là nuôi các loài thủy đặc sản giá trị cao, ngoài ra một số cơ sở kết hợp phát triển du lịch sinh thái để tăng thêm thu nhập. Về nguồn gốc cá giống: Chủ yếu thu gom đánh bắt từ tự nhiên, chưa chủ động sản xuất được con giống một số loài cá. Tỉ lệ lồng bỏ trống chiếm 23,7% do cơ sở nuôi vận hành lồng không hiệu quả hoặc đang chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Hầu hết các cơ sở nuôi sử dụng lồng lưới khung kim loại có kích thước 6 x 6 x 3 m, lồng nuôi công nghệ cao đã bắt đầu xuất hiện. Đa số cơ sở được điều tra thường kết hợp thức ăn viên và cá tạp. Chất lượng cá thương phẩm nuôi lồng trên hồ Hòa Bình được đánh giá cao tuy nhiên tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn. Một số giải pháp bao gồm: Giám sát sự phát triển lồng nuôi trong vùng quy hoạch, thực hiện quy định về thuốc hóa chất, nâng cao trình độ chuyên môn người nuôi, đầu tư sản xuất giống và quản lý môi trường vùng nuôi và tăng cường liên kết sản xuất - tiêu thụ.

Người phản biện

: TS. Nguyễn Thanh Hải

Ngày nhận bài

: 30/07/2023

Ngày thông qua phản biện

: 26/10/2023

Ngày duyệt đăng

: 28/12/2023

Đã xuất bản

15/01/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ