Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá măng (Elopichthys bambusa Richarson, 1844) trong điều kiện nuôi giữ

NGUYỄN HẢI SƠN, VÕ VĂN BÌNH, ĐẶNG THỊ LỤA.

Từ khóa

Cá măng, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản.

Tóm tắt

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá măng (Elopichthys bambusa Richardson, 1845) trong điều kiện nuôi giữ được thực hiện từ tháng 1 - 12/2021. 120 cá thể (60 cá thể cái, 60 cá thể đực), khối lượng từ 2,4 - 5,2 kg/con, độ tuổi từ 2+ - 5+ được sử dụng cho nghiên cứu. Cá thí nghiệm được chia thành 4 nhóm kích cỡ có độ tuổi khác nhau (tuổi 2+, tuổi 3+, tuổi 4+ và tuổi 5+), mỗi nhóm (30 cá thể, tỷ lệ đực:cái = 1:1) được nuôi chung trong 1 ao rộng 500 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể phân biệt cá đực và cá cái thông qua một số đặc điểm hình thái bên ngoài (vây ngực, vây đuôi), nhưng đặc điểm khác biệt này chỉ tồn tại trong thời gian cá tham gia sinh sản. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá cái thành thục lần đầu ở độ tuổi 4+, cá đực thành thục ở tuổi 3+, cá sinh sản 1 lần/năm, mùa vụ sinh sản từ tháng 4 - 6, tập trung chủ yếu vào tháng 5. Sức sinh sản trung bình tuyệt đối của cá từ 30.192 - 83.688 trứng/cá cái với khối lượng trung bình của cá từ 3.287 ± 129,6 - 4.998,6 ± 146,3 g/con. Sức sinh sản tương đối dao động 9,1 - 16,7 trứng/g cá cái. Kết quả này là cơ sở rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá măng.

Người phản biện

: TS. Phan Đình Phúc

Ngày nhận bài

: 03/10/2023

Ngày thông qua phản biện

: 11/12/2023

Đã xuất bản

15/01/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ