Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến hấp thu NPK và chất lượng trái khóm trồng trên đất phèn tại tỉnh Hậu Giang

LÊ THỊ MỸ THU, LÝ NGỌC THANH XUÂN, TRẦN THỊ HƯƠNG LAN, NGUYỄN HUỲNH MINH ANH, NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG.

Từ khóa

Cây khóm, đất phèn, phân hữu cơ vi sinh, Trichoderma sp.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của các dòng nấm Trichoderma spp. đến hấp thu NPK và chất lượng trái khóm. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức: (i) Đối chứng, bón theo nông dân, không bón phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) và không phun nấm Trichoderma spp. phòng bệnh; (ii) Bón 100% phân hóa học theo khuyến cáo (KC) và PHCVS chứa nấm Trichoderma sp. Đại học Cần Thơ (ĐHCT); (iii) Bón 100% phân hóa học theo KC và bổ sung PHCVS thị trường (PHCVS - TT); (iv) Bón 50% N, P theo KC bổ sung PHCVS chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 có khả năng phân hủy cellulose (PHCVS - PHC) và phun nấm Trichoderma spp. có khả năng đối kháng nấm Fusarium spp. (PNĐK); (v) Bón 75% N, P theo KC bổ sung PHCVS - PHC và PNĐK; (vi) Bón 100% N, P theo KC bổ sung PHCVS - PHC và PNĐK, với 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với diện tích 150 m2. Kết quả cho thấy, bổ sung PHCVS - PHC và PNĐK kết hợp bón 50% N, P đạt tổng hấp thu N, P, K cao hơn nghiệm thức bón theo nông dân và tương đương với nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma sp. ĐHCT, dao động 175,9 - 191,6, 10,2 - 11,8 và 258,9 - 313,4 kg/ha, theo thứ tự. Bổ sung PHCVS - PHC và PNĐK kết hợp bón 50% N, P theo KC đạt tổng chất rắn hòa tan - TSS (oBrix) và hàm lượng vitamin C tương đương nghiệm thức bón phân theo nông dân và nghiệm thức bổ sung PHCVS - TT. Bổ sung PHCVS - PHC và PNĐK giúp giảm 50% N, P theo KC.

Người phản biện

: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình

Ngày nhận bài

: 23/10/2023

Ngày thông qua phản biện

: 17/11/2023

Ngày duyệt đăng

: 22/12/2023

Đã xuất bản

15/01/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ