Đặc điểm nông học và khả năng thích ứng của các mẫu giống dưa thơm mới

NGUYỄN TRUNG ĐỨC, NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH, PHẠM QUANG TUÂN, PHẠM THU HẰNG, PHẠM XUÂN HỘI, HÀ VIỆT SƠN, VŨ VĂN LIẾT.

Từ khóa

Dưa thơm, kiểu hình, sự thích ứng, năng suất, chất lượng.

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông học của 11 mẫu giống dưa thơm mới với hai giống đối chứng trong hai thời vụ: Vụ xuân và vụ hè thu năm 2023 tại thành phố Hà Nội nhằm tuyển chọn các giống triển vọng và bổ sung nguồn gen phục vụ thúc đẩy, phát triển sản xuất dưa lê, dưa lưới tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, 11 giống dưa được chia thành 2 nhóm gồm nhóm dưa lê (DKS, DJA, DM1, DM3, DM4, DM5, DLAĐ) và nhóm dưa lưới (DRB, DM2, DM6, QUIC). Các mẫu giống dưa này đều có thể thích ứng với điều kiện khí hậu tại thành phố Hà Nội với thời gian thu quả của các giống dao động từ 60 - 75 ngày, khối lượng quả trung bình biến động trong khoảng 0,4 - 3,0 kg, năng suất quả thực thu dao động từ 30,0 - 60,0 tấn/ha và tổng lượng chất rắn hòa tan dao động trong khoảng 12,0 - 16,0oBrix. Kết quả chọn lọc qua hai vụ thí nghiệm dựa trên chỉ số chọn lọc kiểu gen đa tính trạng đã xác định được 2 mẫu giống triển vọng nhất gồm. DM4 (1 quả/cây, khối quả trung bình đạt 1,5 - 1,8 kg/quả, năng suất trung bình đạt 36,0 - 42,5 tấn/ha, chỉ số độ ngọt trung bình đạt 12,5 - 14,0oBrix) và DJA (3 quả/cây, khối lượng trung bình quả đạt 0,4 - 0,6 kg/quả, năng suất trung bình đạt 28,8 - 40,5 tấn/ha, chỉ số độ ngọt trung bình đạt 14,0 - 16,0oBrix).

Ngày nhận bài

: 03/07/2023

Người phản biện

: TS. Ngô Thị Hạnh

Ngày duyệt đăng

: 28/12/2023

Đã xuất bản

15/01/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ