Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống in vitro cây Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

HOÀNG HUY TUẤN, PHẠM CƯỜNG, LÊ THỊ THÚY NGA, TỐNG PHƯỚC BÌNH, NGUYỄN CAO DANH, TÔN THẤT ÁI TÍN.

Từ khóa

Khí hậu, nhân giống in vitro, thích nghi, Thừa Thiên Huế, Tràm gió.

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm hoàn thiện kỹ thuật tạo cây con Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) bằng phương nhân giống in vitro được thực hiện tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khử trùng đoạn thân mang mầm chồi 2 lần bằng Javel 25% trong 5 phút và 10 phút cho tỷ lệ mẫu sống tạo chồi đạt 89,6%. Môi trường MS + 1 mg/l BA + 30 g/l đường + 6 g/l agar + 1 mg/l kinetin + 1 mg/l BAP cho 6,5 chồi/cụm và chiều cao chồi đạt 3,7 cm. Môi trường 1/2 MS + 15 g/l đường + 1,0 mg/l NAA + 1 mg/l IBA cho tỷ lệ ra rễ trên 96,3% với 3,7 rễ/cây và chiều dài rễ 2,0 cm. Kết quả nghiên cứu giai đoạn vườn ươm cho thấy, thành phần ruột bầu 80% đất + 5% vỏ trấu + 5% vỏ đậu phộng xay + 10% phân chuồng hoai, che sáng 75% trong 30 ngày đầu, tưới phun sương tự động 6 phút phun 1 lần và thời gian phun trong 10 giây cho cho tỷ lệ cây sống cao đạt trên 89,3% sau 6 tháng ươm trồng. Cây Tràm gió nuôi cấy mô ở vườn ươm có chiều cao trên 40 cm, đường kính cổ rễ tối thiểu 1,5 mm và có trên 12 lá; cây phẩm chất tốt, xanh tươi, không sâu, bệnh đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

Ngày nhận bài

: 25/10/2023

Người phản biện

: GS.TS. Võ Đại Hải

Ngày duyệt đăng

: 29/11/2023


Đã xuất bản

15/12/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ