Thành phần dinh dưỡng củ của một số mẫu giống khoai môn sọ vùng Đông Bắc bộ Việt Nam

ĐÀO THỊ SEN, CHU THỊ THU NGỌC, ĐÀO THỊ VÂN ANH, LÊ THỊ TUYẾT MAI, NGUYỄN XUÂN VIẾT.

Từ khóa

Khoai môn sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott), hàm lượng đường khử, dinh dưỡng củ.

Tóm tắt

Ở Việt Nam, Đông Bắc bộ là một trong những vùng trồng khoai môn sọ khá phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các mẫu nguồn gen khoai môn sọ tại đây chưa được đánh giá đầy đủ về thành phần dinh dưỡng chính của củ. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá về một số chỉ tiêu hình thái củ và thành phần dinh dưỡng củ 75 mẫu giống của các nguồn gen khoai môn sọ được thu thập tại vùng Đông Bắc bộ. Kết quả cho thấy, có sự đa dạng về hình thái cũng như thành phần dinh dưỡng trong củ: Có 2 dạng màu sắc chỏm củ là hồng và trắng; chỏm củ trắng chiếm 64,0%; khối lượng củ cái trung bình trên 93 g; chiều dài củ cái đạt trung bình 7,13 cm, dao động từ 0,4 - 13 cm; chiều rộng củ trung bình đạt 4,52 cm, dao động 2,15 - 8,68 cm; hàm lượng chất khô dao động từ 10,3 - 40,74%; hàm lượng protein hòa tan tổng số từ 0,25 - 5,07% khối lượng tươi; lipid chiếm tỉ lệ thấp, đạt 0,46 - 1,48%; hàm lượng đường khử trong khoảng 1,48 - 32,38 mg/g; đường tan tổng số dao động từ 2,08 - 68,64 mg/g; polysaccharide chiếm khoảng 32,89 - 148,04 mg/g khối lượng khô. Một số mẫu giống có tiềm năng cao như: 19-1001 (khoai sọ Yên Quang, Nho Quan, Ninh Bình), 1005 (Phước dăm, Quang Bình, Hà Giang), 11545 (Hậu đành, Na Hang, Tuyên Quang), 11034 (khoai sọ núi, Thạch An, Cao Bằng), 28269 (khoai nương, Sơn Dương, Tuyên Quang), 28325 (Phước hôm, Hàm Yên, Tuyên Quang)… có ý nghĩa lớn cho phát triển sản xuất và lai tạo giống.

Người phản biện

: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Ngày nhận bài

: 07/08/2023

Ngày thông qua phản biện

: 01/09/2023

Ngày duyệt đăng

: 06/11/2023


Đã xuất bản

15/12/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ