Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu phèn của các dòng lúa mới ĐTM tại vùng Đồng Tháp Mười

NGUYỄN VĂN MẠNH, LÂM VĂN DỪA, PHẠM THÀNH NHÂN, LÊ THỊ KIM LOAN, NGUYỄN THỊ KIM HIỀN, LÊ THỊ TUYẾT HẠNH, ĐINH THỊ THU HÀ.

Từ khóa

Phèn sắt, phèn nhôm, các giống lúa kháng phèn.

Tóm tắt

Ngộ độc sắt và nhôm trên đất phèn rất phổ biến và được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu liên quan đến bản chất của vấn đề ngộ độc sắt và nhôm. Trong khi đó, nghiên cứu về các giống lúa kháng phèn sắt Fe2+ và phèn nhôm Al3+ có vai trò rất lớn đối với việc tăng năng suất, chất lượng và bổ sung thêm nguồn gen vào bộ giống lúa kháng phèn cho các nghiên cứu sau này. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ phèn sắt Fe2+ và phèn nhôm Al3+ trong dung dịch dinh dưỡng Yoshida sau 7, 14, 21 ngày xử lý đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống lúa mới ĐTM tại vùng Đồng Tháp Mười, đã xác định được 2 dòng lúa ĐTM 89, ĐTM 214 có khả năng chịu phèn sắt Fe2+ ở nồng độ 400 ppm và phèn nhôm Al3+ ở nồng độ 40 ppm ở 14 ngày sau xử lý. Đây là cơ sở làm tiền đề cho việc bổ sung các giống lúa mới có khả năng kháng phèn cho vùng Đồng Tháp Mười. 

Người phản biện

: TS. Chu Văn Hách

Ngày nhận bài

: 30/10/2023

Ngày thông qua phản biện

: 27/11/2023

Ngày duyệt đăng

: 29/11/2023


Đã xuất bản

15/12/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ