Tối ưu hóa quá trình trích ly  clorophyll, polyphenol và khả năng khử gốc tự do DPPH trong măng tây (Asparagus officinalis)

TRẦN XUÂN HIỂN, LÊ THỊ THÚY HẰNG.

Từ khóa

Clorophyll, khả năng khử gốc tự do DPPH, măng tây, polyphenol, trích ly.

Tóm tắt

Các sản phẩm loại ra từ quá trình chế biến măng tây (Asparagus officinalis) - đặc biệt gốc măng tây có tiềm năng được sử dụng làm nguồn thực phẩm do chứa hàm lượng polyphenol, clorophyll và khả năng kháng oxy hóa cao. Phương pháp bề mặt đáp ứng được áp dụng để đánh giá quá trình trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học trong măng tây. Thiết kế Box-BehnKen với 4 điểm tâm  được sử dụng để tối ưu hóa các biến gồm: Tỷ lệ nguyên liệu/nước (g/mL), nhiệt độ (oC) và thời gian trích ly (phút). Mô hình bậc hai có ý nghĩa rất cao (p<0,05) cho các biến đáp ứng. Sau khi tối ưu hóa mô hình hồi quy đa biến, kết quả cho thấy, với tỷ lệ gốc măng tây/nước 1/4,09 g/mL; nhiệt độ trích ly 50,070C trong thời gian 20,10 phút thu nhận được hàm lượng clorophyll là 0,664 µg/g; hàm lượng polyphenol tổng số 5,75 mgGAE/g và khả năng khử gốc tự do DPPH là 83,55%. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học quý giá về măng tây, đặc biệt cho ngành công nghệ thực phẩm, nâng cao giá trị thương phẩm của măng tây.

Ngày nhận bài

: 04/07/2023

Người phản biện

: TS. Dương Thị Phượng Liên

Ngày duyệt đăng

: 19/09/2023


Đã xuất bản

30/11/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ