Ảnh hưởng của nấm rễ nội cộng sinh và kỹ thuật tưới nước đến năng suất và một số chỉ tiêu hóa học đất trồng lúa trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới

ĐỖ THỊ XUÂN, NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG, LÊ THỊ HOÀNG YẾN, PHẠM THỊ HẢI NGHI.

Từ khóa

Khô ngập xen kẽ, quần thể nấm rễ nội cộng sinh, ngập liên tục, giống lúa OM5451, một số đặc tính hóa học đất.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của quần thể nấm rễ nội cộng sinh (AM) và kỹ thuật quản lý nước tưới lên một số đặc tính hóa học đất và năng năng suất giống lúa OM5451 trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nhân tố, bao gồm: 5 quần thể nấm rễ AM và 2 kỹ thuật quản lý nước - ngập liên tục và khô ngập xen kẽ với tổng cộng 12 nghiệm thức (n=5). Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc bổ sung nấm rễ AM hoặc quản lý nước tưới và sự kết hợp của nấm rễ AM, kỹ thuật quản lý nước giúp gia tăng hàm lượng các bon (3,02 - 3,98% C) và lân dễ tiêu (5,01 - 5,85 mg P/kg) so với điều kiện không chủng nấm (lần lượt 1,79% C và 4,71 mg P/kg). Từ đó, giúp cây lúa tăng trưởng về mặt hình thái thông qua chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi, chỉ số diệp lục theo giai đoạn sinh trưởng, góp phần tăng năng suất của giống lúa OM5451 trong điều kiện nhà lưới. Trong 5 quần thể AM chủng cho lúa, quần thể VT có hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ cây lúa gia tăng chỉ tiêu nông học và thành phần năng suất lúa, đồng thời giúp tăng sự hữu dụng của nguyên tố lân trong cả 2 kỹ thuật quản lý nước.

Người phản biện

: PGS.TS. Lê Như Kiểu

Ngày nhận bài

: 05/07/2023

Ngày thông qua phản biện

: 02/08/2023

Ngày duyệt đăng

: 13/11/2023


Đã xuất bản

30/11/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ