Ứng dụng AHP và GIS trong đánh giá thích hợp đất đai cho cây lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long

VŨ ANH TÚ, TRẦN MẬU TÂN, PHẠM THẾ TUYỂN, NGUYỄN THỊ BẮC, HOÀNG THỊ CHUNG.

Từ khóa

: AHP, cây lúa, đồng bằng sông Cửu Long, GIS

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây lúa trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và kỹ thuật GIS đã được sử dụng trong đánh giá mức độ thích hợp của 9 yếu tố liên quan đến đặc điểm đất đai, địa hình, khí hậu, chế độ nước và độ phì nhiêu đất đai đối với cây lúa nước. Kết quả cho thấy, yếu tố loại đất có tác động đến sinh trưởng, phát triển của cây ở mức lớn nhất với 29,28%; tiếp đến là chế độ tưới với 24,48%; sau đó là độ phì 13,07%; ngập úng 9,42%; xâm nhập mặn 5,61%; địa hình tương đối 4,99%; độ dày tầng đất 4,47%; lượng mưa 4,40% và cuối cùng là tổng tích ôn 4,28%. Với diện tích 2.575.318 ha đất sản xuất nông nghiệp của vùng, diện tích đất rất thích hợp đối với cây lúa (S1) có 171.657 ha; thích hợp (S2) có 1.105.560 ha; ít thích hợp (S3) có 736.086 ha và diện tích không thích hợp có 562.015 ha. Với những vùng không thích hợp (N), hạn chế chính là loại đất, chế độ tưới và độ phì. Kết quả này tương ứng với kết quả đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp đất đai đối với cây lúa vùng ĐBSCL tỷ lệ 1/250.000 đã được xây dựng. Đây là cơ sở khoa học đề xuất các phương án sử dụng đất bền vững cho cây lúa trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Ngày nhận bài

: 14/07/2023

Người phản biện

: TS. Vũ Mạnh Quyết

Ngày duyệt đăng

: 12/10/2023


Đã xuất bản

30/10/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ