Đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) ở tỉnh Thanh Hóa và Quảng Trị

ĐỖ THỊ XUYẾN, VŨ NGỌC TÚ, NGUYỄN ANH ĐỨC, LÃ THỊ THÙY, ĐỖ VĂN HÀI, LẠI VIỆT HƯNG, ĐẶNG VIẾT HẬU, NGUYỄN BÌNH LIÊM, NGUYỄN TRUNG THÀNH.

Từ khóa

: Dẻ tùng sọc trắng, giải phẫu, hình thái, Thông đỏ, Việt Nam.

Tóm tắt

Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia Hance Pilg.) thuộc họ Thông đỏ (Taxaceae), đây là loài cây gỗ quý, hiếm thuộc ngành thực vật Hạt trần (Gymnospermae) ở Việt Nam. Dẻ tùng sọc trắng có các công dụng như: Làm thuốc, làm cảnh, cho dầu, gỗ... Loài này thường chỉ phân bố ở vùng núi cao của Việt Nam. Các nghiên cứu đã công bố trong thời gian qua ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số đặc điểm hình thái ngoài của loài Dẻ tùng sọc trắng, trong khi đó các nghiên cứu đặc điểm giải phẫu ít khi được đề cập. Bài báo này ghi nhận kết quả nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu cành, lá và cập nhật các đặc điểm hình thái của loài Dẻ tùng sọc trắng ở tỉnh Thanh Hóa và Quảng Trị. Theo đó, Dẻ tùng sọc trắng có đặc điểm hình thái đặc trưng bởi có chồi ngủ đông, lá mặt dưới có dải lỗ khí chạy dài dọc theo hai bên gân lá, dải lỗ khí bằng 2/3 đến 1,5 chiều rộng phần còn lại. Về cấu tạo giải phẫu, Dẻ tùng sọc trắng thường có lớp cutin dày, khoảng trống chứa khí trong thân và lá giúp cây có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt như đỉnh núi.

Người phản biện

: TS. Nguyễn Hữu Cường

Ngày nhận bài

: 22/08/2023

Ngày thông qua phản biện

: 18/09/2023

Ngày duyệt đăng

: 26/09/2023


Đã xuất bản

15/10/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ