Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn tại tỉnh Khánh Hòa

HOÀNG VĂN DUẬT, BÙI THỊ THÙY NHUNG, NGUYỄN ĐỨC TÚ, TRẦN QUANG NHÃ, TRẦN THỊ TUYẾT, HOÀNG DIỆN, TRẦN THỊ THU HIỀN, NGUYỄN THẾ DƯƠNG, NGÔ MINH KHANG.

Từ khóa

: Babylonia areolata, ốc hương, RAS.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của mô hình nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn (RAS) tại tỉnh Khánh Hòa. Mô hình được triển khai 2 đợt. Đợt 1 tiến hành trong 153 ngày, từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2023, đợt 2 tiến hành trong 143 ngày, từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023 với cỡ ốc giống 5.000 con/kg (0,2 g/con), mật độ giống thả 2.000 con/m2 đối với cả 2 đợt nuôi. Thức ăn được sử dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên có hàm lượng protein 40,8%, lipid 7 - 9%, độ ẩm < 10%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình nuôi đợt 1 có tốc độ tăng trưởng bình quân theo ngày về khối lượng đạt 46,5 mg/ngày, năng suất thu hoạch đạt 11,8 kg/m2, cỡ ốc thu hoạch đạt 137 con/kg (7,32 g/con), tỷ lệ sống đạt 80,2%, FCR 1,36, lợi nhuận 219,4 triệu đồng, lợi nhuận/chi phí đầu tư đạt 13,0%. Mô hình nuôi đợt 2 có tốc độ tăng trưởng bình quân theo ngày về khối lượng đạt 50,1 mg/ngày, năng suất thu hoạch đạt 12,1 kg/m2, cỡ thu hoạch đạt 136 con/kg (7,37 g/con), tỷ lệ sống đạt 82,2%, FCR 1,36, lợi nhuận thu được 312,9 triệu đồng, lợi nhuận/chi phí đầu tư đạt 19,1%. Mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng phát triển và nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Ngày nhận bài

: 21/07/2023

Người phản biện

: TS. Chu Chí Thiết

Ngày duyệt đăng

: 22/09/2023


Đã xuất bản

15/10/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ