Xác định một số đặc điểm sinh thái của Vượn đen má hung Trung bộ (Nomascus annamensis) bằng phương pháp âm sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị

VŨ TIẾN THỊNH, NGUYỄN HỮU VĂN, NGUYỄN THỊ HÒA, NGUYỄN ĐẮC MẠNH, NGUYỄN VĨNH THANH, TRẦN THỊ LINH, PHAN VIẾT ĐẠI, GIANG TRỌNG TOÀN, TẠ TUYẾT NGA, MAI HÀ AN, NGUYỄN HỮU QUANG VINH.

Từ khóa

: Âm sinh học, Khu BTTN Đakrông, Nomascus annamensis, Vượn đen má hung Trung bộ.

Tóm tắt

Phương pháp âm sinh học là một phương pháp đã và đang được áp dụng để nghiên cứu phân loại một số loài động vật trong đó có các loài vượn thông qua phân tích tiếng hót để xác định loài, phục vụ cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã nói chung và các loài vượn nói riêng. Trong nghiên cứu này, phương pháp âm sinh học được sử dụng để nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của loài Vượn đen má hung Trung bộ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đã tiến hành đặt máy ghi âm ở 47 điểm tại 43/54 tiểu khu của Khu BTTN Đakrông; ghi âm tổng cộng 48 lượt vượn hót tại 15/47 điểm, 25/43 tiểu khu. Dữ liệu khảo sát hiện trạng rừng tại các điểm đặt máy ghi âm cho thấy, những điểm có ghi nhận Vượn đen má hung Trung bộ có hiện trạng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trữ lượng giàu và trung bình chiếm 61,70% diện tích. Như vậy, có thể thấy vượn được ghi nhận nhiều hơn ở các sinh cảnh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh còn tốt. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, Vượn đen má hung Trung bộ bắt đầu hót từ khoảng 4h50 cho đến 7h40, trong đó số lượng đàn bắt đầu hót trong khoảng từ 5h00 - 6h00 chiếm 60,41%, từ 6h00 - 7h00 chiếm 29,17%, từ 7h00 - 8h00 chiếm 10,42%. Số đàn Vượn đen má hung Trung bộ kết thúc hót trong khoảng từ 5h00 - 6h00 chiếm 50,00%, từ 6h00 - 7h00 chiếm 31,25%, từ 7h00 - 8h00 chiếm 18,75%. Các đàn Vượn đen má hung Trung bộ thường hót trong thời gian <40 phút.

Ngày nhận bài

: 15/06/2023

Người phản biện

: TS. Nguyễn Trường Sơn

Ngày duyệt đăng

: 30/08/2023


Đã xuất bản

15/09/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ