Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ ở rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình thuộc khu vực Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận

NGÔ TIẾN PHÁT, PHAN MINH XUÂN, NGUYỄN MINH CẢNH.

Từ khóa

: Cấu trúc rừng, đa dạng loài cây gỗ, rừng lá rộng thường xanh trung bình, Vườn Quốc gia Phước Bình.

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng và đa dạng loài cây gỗ đối với những quần xã thực vật ở rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình tại khu vực Ban Quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. Trong nghiên cứu này, đặc điểm cấu trúc rừng và đa dạng loài cây gỗ của những quần xã thực vật đã được phân tích từ 15 ô tiêu chuẩn điển hình với kích thước 1.000 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số IVI đối với nhóm loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế chiếm tỷ lệ 29,58%, bao gồm 5 loài: Dẻ trắng, Trâm mốc, Re trắng, Bình linh 3 lá và Căm xe. Mật độ và trữ lượng bình quân lâm phần đạt 589 cây/ha và 157,71 m3/ha. Số cây tập trung chủ yếu ở nhóm D1,.3 < 20 cm và lớp H = 10 - 15 m. Tiết diện ngang và trữ lượng gỗ tập trung chủ yếu ở nhóm D1,3 = 20 - 40 cm và lớp H = 15 – 20 m. Phân bố N/D1,3 và phân bố N/H lần lượt tuân theo hàm phân bố Weibull (l = 0,06; a= 1,12) và hàm phân bố chuẩn (l = 12,657; s2 = 25,543). Tại khu vực nghiên cứu đã bắt gặp được 113 loài cây thân gỗ thuộc 45 họ thực vật, trong đó ghi nhận được 20 loài cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 84/2021/NĐ-CP,  IUCN (2023). Đa dạng họ thực vật của kiểu rừng này đạt ở mức trung bình (H’ = 2,17 – 2,95), đa dạng loài cây gỗ đạt ở mức từ trung bình đến cao (H’ = 2,38 – 3,52).

Người phản biện

: TS. Nguyễn Quốc Dựng

Ngày nhận bài

: 20/02/2023

Ngày thông qua phản biện

: 16/03/2023

Ngày duyệt đăng

: 30/08/2023


Đã xuất bản

15/09/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ