Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của khoai lang làm rau ăn lá tại Thừa Thiên Huế

TRỊNH THỊ SEN, TRẦN VĂN TÝ, HUỲNH THỊ THÚY NGUYỆT, NGUYỄN TẤN TRỌNG, TRẦN THỊ HƯƠNG SEN.

Từ khóa

: Hiệu quả kinh tế, khoai lang ăn lá, năng suất, phân đạm, sinh trưởng.

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành với 5 mức phân đạm (0-ĐC, 30, 60, 90 và 120 kg N/ha) trên 2 giống khoai lang làm rau ăn lá là Chiêm dâu xanh và KLR3 nhằm xác định được mức phân đạm thích hợp cho khoai lang làm rau ăn lá đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (split-plot) với 3 lần nhắc tại Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ nông nghiệp, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế trong vụ hè thu năm 2022. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống khoai lang QCVN 01- 60: 2011/BNNPTNT và Descriptors for Sweet Potato (1990). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức phân đạm thích hợp nhất cho giống KLR3 và Chiêm dâu xanh trong vụ hè thu là 90 - 120 kg N/ha. Tại mức 90 kg N/ha, giống Chiêm dâu xanh sinh trưởng tốt, đạt năng suất 7,11 tấn/ha, lãi 16.310.000 đồng/ha và VCR là 9,32; giống KLR3 có năng suất đạt 7,41 tấn/ha, lãi 14.910.000 đồng và VCR 8,61. Tại mức 120 kg/ha, giống Chiêm dâu xanh đạt năng suất 7,35 tấn/ha, lãi 17.350.000 đồng và VCR 7,67; giống KLR3 có năng suất đạt 8,64 tấn/ha, lãi 22.880.000 đồng và VCR 9,8. Từ kết quả nghiên cứu trên, bước đầu khuyến cáo sử dụng mức phân đạm cho khoai lang làm rau ăn lá trong vụ hè thu tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 90 - 120 kg N/ha.

Ngày nhận bài

: 21/07/2023

Người phản biện

: TS. Bùi Huy Hiền

Ngày duyệt đăng

: 25/08/2023


Đã xuất bản

15/09/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ