Đặc tính đất phèn nhiễm mặn và các giải pháp cải tạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu

NGUYỄN TÂN XUÂN TÙNG, NGUYỄN THANH BÌNH, THÁI VŨ BÌNH.

Từ khóa

Biến đổi khí hậu toàn cầu, đất phèn nhiễm mặn, giải pháp cải tạo.

Tóm tắt

Hiện nay, hai vấn đề mang tính toàn cầu đang được quan tâm hàng đầu là biến đổi khí hậu và an ninh lương thực. Biến đổi khí hậu làm tăng quá trình xâm nhập mặn từ đó làm mặn hóa đất sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực toàn cầu. Đất phèn nhiễm mặn là một nhóm đất có diện tích khá lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Do ảnh hưởng của quá trình phèn hóa và mặn hóa, nhóm đất này có nhiều đặc tính làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của thực vật, do đó cần phải được nghiên cứu và cải thiện. Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng quan các kết quả nghiên cứu mới nhất về các tính chất vật lý và hóa học cũng như hiệu quả của các giải pháp cải tạo đất phèn nhiễm mặn trên thế giới và ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, đây là loại đất phèn bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển. Do đó đất có chứa hàm lượng axit cao (tính phèn) và hàm lượng muối lớn (tính mặn). Điều này dẫn đến các đặc tính thứ cấp là đất có độ dẫn điện (EC) cao, nồng độ Na+ và Cl- cao (tính mặn) và nồng độ H+ lớn, hàm lượng các độc chất Al, Fe cao và thiếu phốt pho dễ tiêu (tính phèn). Có nhiều giải pháp cải tạo đất phèn nhiễm mặn và than sinh học là một trong số các vật liệu hữu cơ thân thiện môi trường có tiềm năng cải tạo tốt. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhằm nâng cao sức sản xuất của đất phèn nhiễm mặn, việc ứng dụng các loại vật liệu thân thiện môi trường như than sinh học, vôi, phân hữu cơ và một số giải pháp cải tạo khác là cần thiết để khắc phục được những hạn chế trên của đất phèn nhiễm mặn.

Người phản biện

: PGS.TS. Châu Minh Khôi

Ngày nhận bài

: 03/03/2023

Ngày thông qua phản biện

: 23/05/2023

Ngày duyệt đăng

: 14/07/2023


Đã xuất bản

30/08/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ