Nghiên cứu xác định nguồn cácbon phù hợp làm nguyên liệu để nâng cao tỷ lệ chuyển hóa biofloc trong ao nuôi tôm thẻ siêu thâm canh 

TRẦN QUANG NGỌC, ĐÀNG MAI THU THỦY, NGUYỄN THỊ QUANG, NGUYỄN THÀNH TRUNG, HỨA NGỌC PHÚC.

Từ khóa

Mật rỉ đường, nguồn các bon phù hợp, nuôi tôm thẻ siêu thâm canh.

Tóm tắt

Để giảm hệ số chuyển hóa thức ăn và giảm thiểu lượng chất thải, nguồn các bon tối ưu nhưng sẵn có và rẻ tiền cần được nghiên cứu để ứng dụng tạo sinh khối biofloc. Thí nghiệm xác định nguồn các bon phù hợp làm nguyên liệu gồm 2 nghiệm thức: NT1 dùng glycerol; NT2 dùng mật rỉ đường. Đối tượng nghiên cứu: tôm thẻ chân trắng, kích cỡ giống thả 1-1,2 g/con, diện tích ao thí nghiệm 1.250 m2, mật độ 200 con/m2, thời gian 60 ngày. Kết quả, kích cỡ tôm thu hoạch ở nghiệm thức 2 (22,17 g/con) cao hơn nghiệm thức 1 (21,83 g/con) sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Tỷ lệ sống tôm nuôi đạt trên 92%, FCR < 1 và sự khác biệt giữa 2 nguồn nguyên liệu cung cấp các bon  là không có ý nghĩa (p>0,05). Năng suất và sản lượng ở nghiệm thức 2 cao hơn nghiệm thức 1 nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Do đó, khuyến cáo có thể sử dụng glycerol hoặc mật rỉ đường để bổ sung cho ao nuôi nhằm gây biofloc, liều lượng tùy thuộc vào lượng thức ăn cho tôm ăn. Tuy nhiên, mật rỉ đường là nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhưng cần kiểm tra chất lượng mật rỉ đường (hàm lượng các bon  >35%, không chứa tạp chất, không sử dụng hóa chất để tẩy màu trong quá trình sản xuất) trước khi sử dụng.

Người phản biện

: GS.TS. Trương Quốc Phú

Ngày nhận bài

: 20/06/2023

Ngày thông qua phản biện

: 25/07/2023

Ngày duyệt đăng

: 01/08/2023


Đã xuất bản

15/08/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ