Đánh giá sinh trư­ởng, năng suất và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Thanh mai (Myrica esculenta Buch. - Ham.ex D.Don) lấy quả tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

LÊ ĐỨC THẮNG, PHÙNG THỊ TUYẾN, NGUYỄN ĐẮC BÌNH MINH, NGUYỄN VĂN LAM, PHẠM VĂN NGÂN, ĐINH THỊ NGỌC, NÔNG QUANG THIỆN.

Từ khóa

Cây Thanh mai, sinh trưởng, năng suất, hiệu quả kinh tế.

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, đã lựa chọn và đánh giá 20 mô hình trồng Thanh mai (Myrica esculenta Buch. -Ham.ex D.Don) ở các độ tuổi từ 4 - 28 tuổi tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao, đường kính tán, số cành cấp 1/cây và năng suất quả có xu hướng tăng khi độ tuổi tăng, nhưng các chỉ tiêu này lại được ghi nhận thấp hơn ở mô hình trên 20 tuổi. Lượng tăng bình quân từ 7,0 - 35,4% về đường kính, từ 12,5 - 22,2% về đường kính tán và từ 31,8 - 65,0% về năng suất quả của mô hình ở nhóm tuổi sau so với nhóm tuổi trước đó, nhưng ở mô hình từ 25 - 30 tuổi lại thấp hơn -18,1% về đường kính, -16,2% về chiều cao cây, -15,9% về đường kính tán cây và thấp hơn -34,5% về năng suất quả so với mô hình từ 15 - 20 tuổi. Thông qua các chỉ tiêu dễ điều tra có thể dự báo năng suất quả bình quân qua phương trình đa biến: Năng suất (kg/cây) = - 2,08848 + 1,90440*Tuổi + 0,50646*Cành cấp 1. Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở mô hình có chu kỳ kinh doanh 15 - 20 năm, với NPV = 1.769,602 triệu đồng/ha, tương ứng đạt 88,480 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 17,665 triệu đồng/ha/năm (cao hơn 1,2 lần) so với chu kỳ 25 - 30 năm, cao hơn 11,183 triệu đồng/ha/năm (cao hơn 1,1 lần) so với chu kỳ 10 - 15 năm.

Người phản biện

: GS.TS. Võ Đại Hải

Ngày nhận bài

: 09/06/2023

Ngày thông qua phản biện

: 06/07/2023

Ngày duyệt đăng

: 12/07/2023


Đã xuất bản

30/07/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ