Đánh giá tính thích ứng và tuyển chọn cây đầu dòng phục vụ công tác khai thác và phát triển nguồn gen mận Đỏ tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

NGUYỄN VĂN DŨNG, ĐÀO QUANG NGHỊ, VÕ VĂN THẮNG, ĐINH THỊ VÂN LAN, NGUYỄN XUÂN LÂM.

Từ khóa

Nguồn gen mận Đỏ, cây đầu dòng, Hoàng Su Phì.

Tóm tắt

Mận Đỏ được trồng nhiều tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có thời gian thu hoạch muộn hơn so với mận Tam Hoa (đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 hàng năm), chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Những năm gần đây, diện tích mận Đỏ đang có xu hướng phát triển. Tuy nhiên, do việc nhân giống bằng phương pháp chặt rễ từ nhiều cây mẹ khác nhau nên chất lượng giống không đồng đều. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở địa phương còn rất hạn chế, vì vậy, năng suất mận Đỏ đang suy giảm và có nguy cơ thoái hóa giống nếu không có các biện pháp bảo tồn và phát triển một cách hợp lý. Để góp phần khai thác và phát triển được nguồn gen bản địa mận Đỏ, từ năm 2019 - 2021, công tác đánh giá tính thích ứng và điều tra, tuyển chọn cây đầu dòng mận Đỏ đã được thực hiện tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Kết quả cho thấy: Cây mận Đỏ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (ở độ cao từ 900 - 1.600 m so với mặt biển, độ lạnh tích lũy từ 82,2 - 226,6 CU). Năng suất đạt từ 80,0 - 94,4 tạ/ha, chất lượng khá cao; 10 cây đầu dòng mận Đỏ được tuyển chọn tại huyện Hoàng Su Phì có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất trung bình từ 61,3 - 75,3 kg/cây, hàm lượng chất khô đạt 11,60 - 12,27%, tổng chất rắn hòa tan từ 11,0 - 12,10Bx. Đây là nguồn vật liệu phục vụ cho cho công tác nhân giống, góp phần khai thác hiệu quả và phát triển nguồn gen quý này một cách bền vững.

Người phản biện

: TS. Lưu Ngọc Quyến

Ngày nhận bài

: 27/02/2023

Ngày thông qua phản biện

: 23/03/2023

Ngày duyệt đăng

: 26/06/2023


Đã xuất bản

15/07/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ