Mối quan hệ của Sảng lá to, Nhội, Tr­ương vân với nhóm các loài cây khác trong rừng tự nhiên tại Vư­ờn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

NGUYỄN THANH TIẾN.

Từ khóa

Sảng lá to, Nhội, Trương vân, mối quan hệ, rừng tự nhiên.

Tóm tắt

Ngày nay, trồng rừng hỗn giao là xu hướng chính trong trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để tạo ra hệ sinh thái bền vững. Lựa chọn và phối hợp cây trồng với nhau là khâu quan trọng quyết định đến thành phần loài cây trồng rừng hỗn giao. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ tự nhiên giữa 3 loài: Sảng lá to, Nhội, Trương vân với các loài cây ưu thế tại Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có ý nghĩa khoa học quan trọng để xác định được mối quan hệ tạo lên hệ sinh thái rừng bền vững. Kết quả nghiên cứu tại VQG Ba Bể đã chỉ ra được sự phong phú và đa dạng loài cây rừng tự nhiên nhưng chúng cũng có những mối quan hệ tự nhiên hết sức phức tạp và có cơ sở. Triển khai nghiên cứu trên 3 tuyến điều tra với 90 ô tiêu chuẩn đã xác định được: Mối quan hệ tự nhiên của Sảng lá to (Sterculia nobilis Smith) có quan hệ dương (tương hỗ) với Ô rô bà, Mạy tèo và Sảng lá to, có quan hệ ngẫu nhiên với Duối rừng và Sếu; mối quan hệ tương tác dương giữa Nhội (Bischophia javanla) có quan hệ dương (tương hỗ) với Mạy tèo, cây Ô rô bà và có quan hệ ngẫu nhiên với Sảng đá và Thị đá; mối quan hệ tương tác dương giữa Trương vân (Toona surenii) có quan hệ dương (tương hỗ) với Ô rô bà, Mạy tèo và có quan hệ ngẫu nhiên với Nghiến và Trai lý. Các loài cây chính và nhóm loài cây ưu thế trong lâm phần có mối quan hệ khăng khít và tương trợ lẫn nhau, tuy mỗi loài có một đặc điểm khác nhau nhưng nhờ có nhau mà chúng có thể phát triển và sinh tồn với thời gian trong hệ sinh thái bền vững. Đây là cơ sở khoa học để đề xuất danh mục các loài cây trồng rừng hỗn giao.

Người phản biện

: TS. Bùi Mạnh Hưng

Ngày nhận bài

: 20/04/2023

Ngày thông qua phản biện

: 16/05/2023

Ngày duyệt đăng

: 13/06/2023

Đã xuất bản

30/06/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ