Mô hình phân bố tần suất đường kính, chiều cao các lâm phần Keo tai tượng (Acacia mangium) ở Tuyên Quang

LÊ ĐỨC THẮNG, ĐÀO THỊ THU HÀ, HUỲNH VĂN CHUNG.

Từ khóa

Hàm phân phối, N/D, N/H, Keo tai tượng, Tuyên Quang.

Tóm tắt

Phân bố tần suất đường kính, chiều cao lâm phần cung cấp các thông tin quan trọng nhằm xây dựng các phương án quản lý rừng có hiệu quả. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phù hợp của 5 hàm phân phối (Normal, Lognormal, Gamma, Exponential và Weibull) cho phân bố số cây theo đường kính và chiều cao lâm phần Keo tai tượng ở giai đoạn 4 - 8 tuổi trồng tại Tuyên Quang. Kết quả cho thấy, số cá thể Keo tai tượng tập trung lớn nhất ở các cỡ đường kính D4 (10 – 12 cm), D5 (12 – 14 cm) và D6 (14 – 16 cm), chiếm 67,2%; tương ứng ở các cỡ chiều cao H4 (12 – 14 m), H5 (14 – 16 m) và H6 (16 – 18 m), chiếm 66,3% tổng số cây trong lâm phần và giảm dần khi cỡ đường kính (và cỡ chiều cao) tăng lên hoặc cỡ đường kính (và cỡ chiều cao) giảm đi. Hai hàm phân phối: Normal và Weibull đều có mức độ phù hợp và hiệu quả tốt nhất để mô tả phân bố số cây theo đường kính và chiều cao các lâm phần Keo tai tượng trồng ở Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà quản lý, các chủ rừng lập kế hoạch cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng cũng như chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn cho các lâm phần Keo tai tượng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Người phản biện

: TS. Cao Thị Thu Hiền

Ngày nhận bài

: 12/04/2023

Ngày thông qua phản biện

: 08/05/2023

Ngày duyệt đăng

: 12/05/2023

Đã xuất bản

30/05/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ