Khả năng phòng trị của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư hại cây hoa huệ

LÊ MINH TƯỜNG, TRẦN NHƯ HUỲNH, LÊ MINH QUÂN.

Từ khóa

Bệnh thán thư hại huệ, Colletotrichum sp., chitin, xạ khuẩn, β-glucan.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2022 trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới thuộc Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng phòng trị bệnh thán thư hại cây hoa huệ do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Khả năng phân giải chitin của 5 chủng xạ khuẩn (CL1-TG, CL2-TG, BM2-VL, VL1-ĐT và HB2-BL) được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, 2 chủng CL1-TG và HB2-BL cho khả năng phân giải chitin cao với bán kính vòng phân giải lần lượt là 24,30 mm và 23,20 mm ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả năng phân giải β-glucan của 5 chủng xạ khuẩn trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy, 2 chủng CL1-TG và HB2-BL có khả năng phân giải β-glucan cao với bán kính vòng phân giải lần lượt là 14,10 mm và 14,68 mm ở thời điểm 14 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Bên cạnh đó, khả năng phòng trị bệnh thán thư hại cây hoa huệ do nấm Colletotrichum sp. gây ra của 2 chủng xạ khuẩn CL1-TG và HB2-BL cũng được thực hiện trong điều kiện nhà lưới; kết quả cho thấy, chủng HB2-BL khi được xử lý 2 lần vào 2 ngày trước khi lây bệnh nhân tạo và 2 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo cho hiệu quả phòng trị bệnh cao thông qua phần trăm diện tích vết bệnh thấp (22,92%) và hiệu quả giảm bệnh cao (70,90%) tương đương với nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học ở thời điểm 16 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo.

Người phản biện

: GS.TS. Nguyễn Văn Tuất

Ngày nhận bài

: 12/04/2023

Ngày thông qua phản biện

: 10/05/2023

Ngày duyệt đăng

: 15/05/2023

Đã xuất bản

30/05/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ