Kết quả nghiên cứu tạo các biến dị có lợi trên hạt lúa Jasmine 85 nảy mầm bằng chiếu xạ tia gamma có nguồn Co60

BÙI THỊ DƯƠNG KHUYỀU, HỒ BÃO NGỌC, BÙI PHƯỚC TÂM, NGUYỄN THỊ THÚY DIỄM, HUỲNH KỲ, NGUYỄN THỊ THANH XUÂN.

Từ khóa

Jasmine 85, hạt nảy mầm, biến dị di truyền, chiếu xạ, Co60.

Tóm tắt

Nghiên cứu xử lý đột biến bằng phóng xạ Co60 với bốn liều lượng (thấp: 10 Gy, 15 Gy; cao: 100 Gy, 150 Gy) lên hạt nảy mầm nhằm tạo ra các biến dị di truyền của giống lúa Jasmine 85. Các thể biến dị được đánh giá ảnh hưởng liều chiếu xạ đến sinh trưởng của quần thể M1 và khảo sát biến dị di truyền M2 về thời gian sinh trưởng, số hạt chắc/bụi và khối lượng hạt/bụi. Kết quả thí nghiệm cho thấy, bốn liều chiếu xạ gây ra chết LD50 cho cây mạ, tỷ lệ hữu thụ từ 29 - 48%, dị dạng cây mạ và dạng hạt ở M1 từ 2 - 22%. Liều chiếu xạ 100 Gy cho biến dị cao ở M2 với các thể hữu ích về thời gian sinh trưởng (94 - 106 ngày). Liều chiếu xạ 15 Gy và 100 Gy cho số hạt chắc/bụi (1.015 - 1.678 hạt) và khối lượng hạt/bụi (26,5 - 46,5 g) của biến thể M2 cao hơn so với giống Jasmine 85 đối chứng. Các cá thể M2-244, M2-249, M2-250 và M2-253 từ liều chiếu xạ 100 Gy có hạt chắc/bụi và khối lượng hạt/bụi cao vượt trội, có thể chọn lọc và đánh giá chất lượng gạo ở các vụ tiếp theo.

Ngày nhận bài

: 08/03/2023

Người phản biện

: GS.TSKH. Trần Duy Quý

Ngày duyệt đăng

: 19/04/2023

Đã xuất bản

15/05/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ