Tiềm năng phát triển rừng trồng keo gỗ lớn quy mô hộ gia đình tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế

VŨ THỊ THÙY TRANG, NGUYỄN DUY PHONG, HOÀNG PHƯỚC THÔI, LÊ THỊ THU HÀ, LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO, TRẦN NAM THẮNG.

Từ khóa

Rừng sản xuất, rừng trồng gỗ lớn, chuyển hóa rừng, A Lưới.

Tóm tắt

Chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ ngắn ngày sang phát triển rừng keo gỗ lớn đang là hướng đi của nhiều địa phương trong đó có huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các tiềm năng chính để phát triển trồng rừng keo gỗ lớn bao gồm: (1) yếu tố về tự nhiên (diện tích, độ dốc, khoảng cách tiếp cận); (2) yếu tố về con người (trình độ học vấn, kỹ thuật trồng rừng, lợi ích trồng rừng, hiểu biết thị trường, các kênh cung cấp thông tin cho người dân); (3) yếu tố về tài chính (thu nhập của hộ gia đình, các loại thu nhập chính của hộ). Trên cơ sở phân tích các tiềm năng, nghiên cứu đề ra một số giải pháp chính nhằm hỗ trợ phát triển trồng rừng keo gỗ lớn bao gồm: Quy hoạch vùng trồng keo gỗ lớn phù hợp với điều kiện tự nhiên, tăng cường hoạt động khuyến lâm, hỗ trợ tìm nguồn vốn sản xuất, đa dạng loại hình sinh kế đặc biệt từ nghề truyền thống của địa phương, hỗ trợ thị trường.

Ngày nhận bài

: 13/03/2023

Người phản biện

: TS. Trần Thị Mai Sen

Ngày duyệt đăng

: 14/04/2023

Đã xuất bản

30/04/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ