Đánh giá khả năng đáp ứng sinh trưởng của năm loài hoa kiểng trồng thủy canh trong nước thải đô thị

VÕ THỊ PHƯƠNG THẢO, LÂM NGUYỄN NGỌC NHƯ, NGUYỄN THỊ DIỄM MY, TRẦN THỊ HUỲNH THƠ, LÂM CHÍ KHANG, TRƯƠNG CÔNG PHÁT, ĐÀO HOÀNG NAM, NGÔ THỤY DIỄM TRANG.

Từ khóa

Bè nổi, nước thải đô thị, nồng độ ô nhiễm, hoa kiểng, sinh trưởng.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn loài cây phù hợp trồng trên bè nổi xử lý nước thải. Năm loài hoa kiểng (Chuối hoa, Chuối mỏ két, Chiều tím, Bách Thủy tiên và Thủy trúc) trồng thủy canh trong nước thải đô thị ở 3 nồng độ 50% nước thải + 50% nước máy; nồng độ 75% nước thải + 25% nước máy và nồng độ 100% nước thải (hay 50% NT + 50% NM; 75% NT + 25% NM; 100% NT) và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Cây được trồng trong thùng nhựa chứa 35 L nước thải đô thị được thu tại kênh Búng Xáng, thành phố Cần Thơ. Mỗi loài cây được trồng với mật độ 3 cây/thùng (tương đương 27 cây/m2). Nước thải được thay mới hoàn toàn mỗi tuần một lần. Các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, chiều dài rễ, số lá và số chồi/số nhánh được ghi nhận mỗi tuần. Năm loài cây đều tăng trưởng và phát triển tốt theo thời gian ở cả 3 nồng độ nước thải, trong đó, cây tạo sinh khối tốt nhất ở nồng độ 75 và 100% NT. Sinh khối tươi thân và rễ của cây Chuối hoa đều đạt cao nhất, tiếp đến là Bách thủy tiên và Thủy trúc. Kết quả ghi nhận năm loài cây nghiên cứu sinh trưởng và phát triển tốt trong nước thải đô thị, do đó, có thể ứng dụng các loài cây này trong các mô hình xử lý nước thải đô thị bằng bè nổi thực vật quy mô thực tế.

Ngày nhận bài

: 20/02/2023

Người phản biện

: TS. Phạm Quốc Nguyên

Ngày duyệt đăng

: 28/03/2023

Đã xuất bản

30/04/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ