Ảnh hưởng của giới tính đến hành vi và thói quen của người tiêu dùng thực phẩm trực tuyến trên địa bàn thành phố Cần Thơ

TỐNG THỊ ÁNH NGỌC, PHAN THỊ ANH ĐÀO, NGUYỄN CẨM TÚ, HỒ KHÁNH DUY.

Từ khóa

Hành vi, thói quen, thực phẩm, tiêu dùng, trực tuyến.

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của giới tính đến một số hành vi và thói quen nhất định của 1.127 người tiêu dùng (NTD) thực phẩm trực tuyến (TPTT) tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy, có 58,1% NTD TPTT trong nghiên cứu là nữ và phần lớn (90,7%) NTD có độ tuổi từ <23 đến 40. Kết quả cũng cho thấy, nam giới có xu hướng mua TPTT thường xuyên hơn so với nữ giới (p=0,018). Bên cạnh đó, nữ giới có xu hướng mua TPTT vì “ngại đám đông” hơn so với nam giới (p=0,025), trong khi nam giới có xu hướng từ chối mua TPTT vì “sợ bị lộ thông tin cá nhân/tài khoản” hơn so với nữ giới (p=0,013) và nữ giới có xu hướng từ chối mua TPTT vì “phí vận chuyển cao” nhiều hơn so với nam giới (p=0,029). Kết quả cũng cho thấy, thực phẩm chế biến sẵn - ăn nhanh được mua trực tuyến bởi phần lớn (88,1-89,5%) NTD. Ngoài ra, “thương hiệu sản phẩm”, “giá thành” và “quảng cáo” là các tiêu chí bị tác động bởi giới tính của NTD thực phẩm chế biến sẵn - ăn nhanh trực tuyến. Bên cạnh đó, hầu hết (>80%) NTD tin tưởng về an toàn vệ sinh và dinh dưỡng của TPTT ở mức “trung bình” và không có sự khác biệt giữa NTD nam và nữ.

Người phản biện

: TS. Huỳnh Nguyễn Bảo Loan

Ngày nhận bài

: 10/02/2023

Ngày thông qua phản biện

: 08/03/2023

Ngày duyệt đăng

: 15/03/2023

Đã xuất bản

15/04/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ