Ảnh hư­ởng của một số yếu tố môi trư­ờng đến khả năng gây bệnh của Tilapia Lake virus (TILV) và động học bài thải virus ở cá nhiễm bệnh

PHẠM THỊ TÂM, LÊ MINH HẢI, NGUYỄN THỊ THU HIỀN, BÙI THỊ HẢI HÒA, NGUYỄN THỊ TRUNG.

Từ khóa

Tilapia Lake virus, cá rô phi, mẫn cảm, nhiệt độ, độ mặn, gây nhiễm, bài thải virus.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ mẫn cảm của cá rô phi giai đoạn ương giống đối với Tilapia Lake virus, đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đối với khả năng gây bệnh, đồng thời xác định động học bài thải virus. Sau khi gây nhiễm 17 ngày, tỷ lệ tử vong tích lũy của cá bột, cá hương, cá giống đạt cực đại; sau 21 ngày, tỷ lệ tử vong tích lũy trung bình của cá ở các độ tuổi này lần lượt là 100%, 96,5% và 74%. Ở điều kiện nhiệt độ là 220C, 250C, 270C, 300C, 320C và độ mặn là 3 ppt, 5 ppt, tỷ lệ sống sót của cá giống sau 30 ngày thí nghiệm ở ngưỡng nhiệt độ 220C và 320C giảm 2,2-2,3 lần so với các ngưỡng nhiệt độ là 250C, 270C, 300C; stress nhiệt độ đã làm suy giảm khả năng chống chịu của cá đối với tác nhân gây bệnh. Động học bài thải của chủng TiLV NĐ38 từ cá nhiễm bệnh vào môi trường nước được xác định trong 30 ngày, ARN của virus được phát hiện bằng RT-qPCR sau khi gây nhiễm 3-16 ngày; nồng độ virus cao nhất được phát hiện trong khoảng 6-8 ngày sau gây nhiễm, với giá trị log10 tương ứng là 4,35, 5,15 và 4,8 (tương đương với 2,26 x 104, 1,41 x 106, 6,28 x 10bản sao ARN/lít nước); sau đó mật độ virus giảm dần và ở dưới ngưỡng được phát hiện thấy từ ngày thứ 17 sau khi gây nhiễm. Các kết quả thu được bước đầu là căn cứ để xác định đặc điểm dịch tễ của bệnh, từ đó tiến hành các nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phòng bệnh phù hợp.

Người phản biện

: PGS.TS. Tô Long Thành

Ngày nhận bài

: 06/02/2023

Ngày thông qua phản biện

: 22/02/2023

Ngày duyệt đăng

: 28/02/2023

Đã xuất bản

30/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ