Nghiên cứu xác định liều l­ượng bón đạm và mật độ cấy đến sinh trư­ởng, phát triển và năng suất của giống lúa Thái H­ương tại Thanh Hóa

TỐNG VĂN GIANG, VŨ QUANG TRUNG, NGUYỄN MẠNH TƯỜNG.

Từ khóa

Cymbidium mastersii, chất kích thích sinh trưởng, môi trường nuôi cấy, tái sinh chồi, in vitro.

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đã xác định được liều lượng bón đạm và mật độ cấy phù hợp cho giống lúa Thái Hương trồng tại Thanh Hóa. Thí nghiệm bố trí theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (Split - plot), gồm 16 công thức, 3 lần nhắc lại, 4 mức bón đạm P1 (vụ xuân bón 80 kg N/ha, vụ mùa bón 70 kg N/ha), P2 (90 kg N/ha), P3 (100 kg N/ha), P4 (110 kg N/ha) và 4 mật độ cấy khác nhau là M1 (35 khóm/m2), M2 (40 khóm/m2), M3 (45 khóm/m2) và M4 (50 khóm/m2). Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống lúa Thái Hương tại vụ xuân năm 2021 nếu áp dụng công thức P3M3 (mức bón đạm ở liều lượng bón 100 kg N/ha và mật độ 45 khóm/m2) có thời gian sinh trưởng 126 ngày, chiều cao cây đạt 104,1 cm và các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất: 243 bông/m2, 193,0 hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc 90,3%, khối lượng 1.000 hạt 20,7 g và năng suất thực thu 7,31 tấn/ha, lãi thuần 33,08 triệu đồng/ha/vụ. Trong vụ mùa năm 2020 nếu áp dụng công thức P3M3 (mức bón đạm ở liều lượng bón 90 kg N/ha và mật độ 45 khóm/m2) thì thời gian sinh trưởng đạt  107 ngày, chiều cao cây đạt 111,1 cm và các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất: 230,0 bông/m2, 190,9 hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc 88,3%, khối lượng 1.000 hạt 20,5 g và năng suất thực thu 6,53 tấn/ha, lãi thuần 26,73 triệu đồng/ha/vụ.

Ngày nhận bài

: 01/02/2023

Người phản biện

: TS. Bùi Huy Hiền

Ngày duyệt đăng

: 27/02/2023

Đã xuất bản

30/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ