Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi từ rễ địa lan Bạch Ngọc (Cymbidium mastersii) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

PHẠM PHƯƠNG THU, NGUYỄN THỊ TÌNH, TRẦN NGỌC HÙNG, NGUYỄN TIẾN DŨNG, NGÔ XUÂN BÌNH.

Từ khóa

Cymbidium mastersii, chất kích thích sinh trưởng, môi trường nuôi cấy, tái sinh chồi, in vitro.

Tóm tắt

Tái sinh chồi địa lan Bạch Ngọc (Cymbidium mastersii) được thí nghiệm trong điều kiện nuôi cấy in vitro ở nhiệt độ phòng 250C; ẩm độ 65%, cường độ chiếu sáng 2.000 lux, 16 giờ sáng/24 giờ. Thí nghiệm được triển khai nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng nhóm cytokinin (Kinetin, TDZ, BA), đường và auxin NAA đến khả năng tái sinh chồi từ rễ địa lan Bạch Ngọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cytokinin BA có tác dụng tốt cho quá trình tái sinh chồi địa lan Bạch Ngọc, môi trường nuôi cấy bổ sung 3,0 mg BA/l cho kết quả tái sinh có ý nghĩa thực tiễn, đạt 3,30 chồi/mẫu, chiều dài chồi đạt 1,27 cm, khối lượng tươi đạt 167,0 mg. Bổ sung đường sucrose vào môi trường nuôi cấy (MS + 3,0 mg BA/l) có hiệu quả cao với tái sinh chồi, nồng độ 5% đường sucrose cho kết quả số chồi/mẫu đạt 5,57 chồi, chiều dài chồi đạt 2,73 cm, khối lượng tươi đạt 327,67 mg. Auxin NAA phối hợp với BA có hiệu quả đáng kể trong quá trình cảm ứng rễ hình thành chồi địa lan Bạch Ngọc. Công thức bổ sung 2,0 mg NAA/l vào môi trường nuôi cấy (MS + 3,0 mg BA/l + 5% sucrose) cho kết quả cao nhất, số lượng chồi/mẫu đạt 6,04 chồi với khối lượng tươi của mẫu đạt 414,67 mg; chiều dài chồi đạt 3,00 cm; số rễ/mẫu đạt 5,50 rễ. Đây là kết quả có ý nghĩa thực tiễn trong bảo tồn, khai thác phát triển loài địa lan Bạch Ngọc khu vực phía Bắc Việt Nam.

Người phản biện

: GS. TS. Trần Duy Quý

Ngày nhận bài

: 10/11/2022

Ngày thông qua phản biện

: 28/11/2022

Ngày duyệt đăng

: 06/12/2022

Đã xuất bản

30/03/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ