Đánh giá rủi ro sinh thái của nghề lưới kéo đáy hoạt động khai thác ở vùng biển  tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

PHẠM QUỐC HUY, HOÀNG NGỌC SƠN.

Từ khóa

Rủi ro sinh thái, PSA, SICA, lưới kéo đáy, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tóm tắt

Hiện trạng khai thác nguồn lợi hải sản bằng nghề lưới kéo đáy, vi phạm các quy định của Trung ương và địa phương, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi và hệ sinh thái biển vẫn đang diễn ra trên các vùng biển Việt Nam. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021 có 25 chiếc tàu lưới kéo đáy thuộc nhóm chiều dài tàu dưới 12 m bị cấm sử dụng nhưng vẫn hoạt động khai thác, trên thực tế số lượng tàu lớn hơn nhiều. Để phục vụ công tác quản lý, việc đánh giá rủi ro sinh thái của nghề lưới kéo đáy vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dựa trên các chỉ tiêu về (i) ảnh hưởng từ hoạt động khai thác của nghề lưới kéo đáy đối với môi trường sống và hệ sinh thái; (ii) ảnh hưởng của việc thất lạc ngư cụ (ngư cụ ma) nghề lưới kéo đáy đối với môi trường sống và hệ sinh thái; (iii) đánh giá rủi ro sinh thái đối với các đối tượng khai thác trong mẻ lưới. Kết quả đánh giá cho thấy hoạt động khai thác hải sản của nghề lưới kéo đáy ảnh hưởng tới môi trường sống và hệ sinh thái ở mức rất cao; ngư cụ ma gây ảnh hưởng ở mức cao đối với môi trường sống và mức trung bình đối với hệ sinh thái. Phân tích thành phần loài trong sản lượng mẻ lưới cho thấy 5/19 loài có mức độ rủi ro sinh thái cao, đặc biệt đối với nhóm giáp xác. Từ đó, nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản và phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững và có trách nhiệm cần thực hiện một số nhiệm vụ ưu tiên như chuyển đổi nghề, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… các hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh.



Đã xuất bản

31/12/2022

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Các Chuyên đề