Đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài hải sản kinh tế ở vùng biển ven bờ Đông Nam bộ Việt Nam

TRẦN THỊ NGỌC ÁNH, TRẦN VĂN CƯỜNG, TẠ PHƯƠNG ĐÔNG.

Từ khóa

Loài hải sản kinh tế, kích thước sinh sản lần đầu, GSI, mùa sinh sản, vùng biển ven bờ Đông Nam bộ.

Tóm tắt

Đặc điểm sinh học sinh sản của 5 loài hải sản kinh tế đặc trưng cho các nhóm hải sản chính ở vùng biển ven bờ Đông Nam bộ bao gồm cá đù uốp (Johnius belangerii), cá khoai (Harpadon nehereus) (nhóm cá đáy), cá trích xương (Sardinella gibbosa) (nhóm cá nổi), mực nang lỗ (Sepiella inermis) (nhóm chân đầu), tôm sắt cứng  (Parapenaeopsis hardwickii) (nhóm giáp xác) đã được phân tích dựa trên số liệu sinh học nghề cá giai đoạn 2017-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước sinh sản lần đầu của các loài hải sản trên được ước tính lần lượt là 121,3 mm; 196,6 mm; 121,0 mm; 47,8 mm; 73,0 mm (cá thể tôm cái). Cấu trúc giới tính có sự khác nhau giữa các loài, giống cái chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác của cá đù uốp, cá trích xương và tôm sắt cứng, trong khi đó tỷ lệ giới tính ở cá khoai và mực nang lỗ có xu hướng trội về giống đực. Về mùa sinh sản, cá đù uốp đẻ rộ vào 2 đợt vào tháng 2-4, tháng 10-12 và đạt đỉnh sinh sản vào tháng 3. Cá khoai sinh sản tập trung vào tháng 6-10 và đạt đỉnh sinh sản vào tháng 6. Cá trích xương sinh sản từ tháng 2-4 và tháng 7. Tôm sắt cứng và mực nang lỗ sinh sản quanh năm ở vùng biển ven bờ Đông Nam bộ, trong đó tôm sắt cứng sinh sản đạt đỉnh vào tháng 8, mực nang lỗ sinh sản đạt đỉnh vào cuối năm từ tháng 12 đến tháng 1.



Đã xuất bản

31/12/2022

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Các Chuyên đề